Mỹ mở điều tra hình sự các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu của Facebook
Theo tờ New York Times, các công tố viên liên bang Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự về các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu của Facebook với một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Theo tờ New York Times, các công tố viên liên bang Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự về các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu của Facebook với một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới cũng như tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh của Gã khổng lồ mạng xã hội trong bối cảnh hãng truyền thông xã hội tìm cách phục hồi sau một năm bê bối và kinh doanh thất bại.
Một bồi thẩm đoàn ở New York đã tiến hành lập hồ sơ điều tra với ít nhất hai nhà sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Cả hai công ty này đã hợp tác với Facebook, có được quyền truy cập rộng rãi vào thông tin cá nhân của hàng trăm triệu người dùng.
Hai công ty nằm trong số hơn 150 công ty, bao gồm Amazon, Apple, Microsoft và Sony, đã dừng các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới. Các thỏa thuận này cho phép các công ty công nghệ đối tác có thể tiếp cận các dữ liệu nhạy cảm của người dùng Facebook như thông tin bạn bè, liên lạc và dữ liệu khác. Facebook cho biết họ đã loại bỏ hầu hết các mối quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu trong hai năm qua.
Một phát ngôn viên của Facebook cho biết, mạng xã hội này đang nghiêm túc hợp tác với các nhà điều tra. “Tôi đã cung cấp lời khai, trả lời các câu hỏi và cam kết rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy.” – người phát ngôn Facebook nói với tờ New York Times.
Facebook đã phải đối mặt với sự giám sát của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã bắt đầu điều tra sau khi có báo cáo rằng Cambridge Analytica, một công ty tư vấn chính trị, đã tiếp cận bất hợp pháp dữ liệu của 87 triệu người Facebook và sử dụng những dữ liệu này để xây dựng các công cụ giúp Tổng thống Mỹ Trump tranh cử./.
Theo viet nam plus
Nghị sĩ Anh chỉ trích Facebook là 'xã hội đen kỹ thuật số'
Các nhà lập pháp Anh cáo buộc Facebook cố tình vi phạm luật bảo vệ dữ liệu riêng tư và luật cạnh tranh. Họ cũng đề xuất việc khẩn trương quản lý chặt chẽ hơn công ty công nghệ này.
Video đang HOT
Theo CNN, trong báo cáo công bố ngày 18/2, Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh cho rằng Facebook "đã cố tình và cố ý" vi phạm cả luật bảo vệ dữ liệu riêng tư và luật cạnh tranh.
Báo cáo được đưa ra sau khi ủy ban này xem xét các email nội bộ của Facebook, trong đó bao gồm cả các cuộc trao đổi giữa Giám đốc Điều hành Mark Zuckerberg và các giám đốc khác. Toàn bộ tài liệu được lấy từ một vụ kiện mà Facebook phải đối mặt ở bang California, Mỹ. Công ty Six4Three, bên đứng sau vụ kiện này, đã cung cấp thông tin cho ủy ban.
Theo ủy ban, những tài liệu cho thấy Facebook đã "sẵn sàng bỏ qua các đặc quyền riêng tư của người dùng để truyền dữ liệu" cho các nhà phát triển ứng dụng. Các nhà lập pháp cũng tuyên bố tài liệu cho thấy mạng xã hội này có thể "bỏ đói" dữ liệu đối một số nhà phát triển ứng dụng, gây khó khăn cho dự án của họ.
"Những công ty như Facebook không được phép cư xử như 'xã hội đen kỹ thuật số' trên thế giới trực tuyến, tự coi họ đứng trước và đứng trên luật pháp", báo cáo cho biết.
Một người phản đối đeo mặt nạ in hình Mark Zuckerberg sau khi CEO Facebook từ chối xuất hiện để điều trần trước quốc hội Anh vào tháng 11/2018.
Phản ứng trước báo cáo này, Facebook cho biết họ không vi phạm luật bảo vệ dữ liệu người dùng hoặc luật cạnh tranh. Giám đốc chính sách của Facebook tại Anh, Karim Palant tuyên bố công ty "hỗ trợ quy định bảo vệ hiệu quả quyền riêng tư" và cho biết họ sẵn sàng tuân thủ "những quy định có ý nghĩa".
Vào tháng 12/2018, Facebook cho rằng các tài liệu của vụ kiện của Six4Three đã được "cho rò rỉ một cách có chọn lọc" để kể "chỉ một phần của câu chuyện". CNN và các cơ quan báo chí khác đã yêu cầu tòa án California công khai các tài liệu này.
Các cáo buộc đang trở thành vấn đề đau đầu với gã khổng lồ công nghệ, vốn đang phải chịu sự kiểm tra gắt gao từ các nhà hoạch định chính sách Mỹ và thế giới sau một loạt vụ bế bối dữ liệu, điển hình là trường hợp của công ty Cambridge Analytica.
Facebook: "Nhân vật phản diện" số một
Báo cáo cũng chỉ trích gay gắt Facebook và CEO Mark Zuckerberg, người liên tục từ chối xuất hiện trong phiên điều trần ở quốc hội Anh mặc dù có rất nhiều yêu cầu.
"Cấu trúc quản lý của Facebook không rõ ràng đối với những người từ bên ngoài công ty, và điều này dường như đã được thiết kế để che giấu sự hiểu biết và trách nhiệm của từng quyết định cụ thể", báo cáo nhấn mạnh.
CEO của Facebook, Mark Zuckerberg đã xuất hiện tại phiên điều trần trước quốc hội Mỹ nhưng từ chối tham dự phiên điều trần của quốc hội Anh.
"Facebook đã sử dụng chiến thuật gửi tới những nhân chứng mà họ gọi là đại diện phù hợp nhất, nhưng lại chưa được tóm tắt chính xác về các vấn đề quan trọng, và không thể, hoặc chọn không trả lời nhiều câu hỏi của chúng tôi".
Các tác giả của bản báo cáo nhận định "không có nghi ngờ gì đây là một chiến thuật có chủ đích".
Chủ tịch ủy ban, ông Damian Collins trong một tuyên bố đã cho rằng CEO Mark Zuckerberg của Facebook "tiếp tục không thể hiện được khả năng lãnh đạo và trách nhiệm cá nhân nên được kỳ vọng từ người đứng đầu của một trong những công ty lớn nhất thế giới".
Nhà chức trách Anh đã ra phán quyết vào năm 2018, cho rằng Facebook vi phạm luật pháp nước này khi không bảo vệ dữ liệu người dùng và không thông báo cho hàng chục triệu người về việc công ty Cambridge Analytica thu thập thông tin của họ để sử dụng trong các chiến dịch vận động chính trị.
... Nhưng không phải "kẻ phản diện" duy nhất
Karim Palant, giám đốc chính sách của Facebook tại Anh, cho biết công ty chia sẻ những quan ngại của ủy ban về "tin tức sai lệch và tính trong sạch của các cuộc bầu cử", ông Palant cũng cho rằng Facebook đã "đóng góp đáng kể vào cuộc điều tra" bằng cách trả lời hơn 700 câu hỏi.
Giám đốc chính sách của Facebook tại Anh cũng nhấn mạnh về "những thay đổi đáng kể" đối với tiêu chuẩn quảng cáo chính trị mà công ty đã thực hiện.
Facebook đang phải đối mặt với những cáo buộc vi phạm quyền riêng tư và luật cạnh tranh tại nhiều nước, đặc biệt là ở châu Âu.
"Không có phương tiện quảng cáo chính trị nào minh bạch và đưa ra nhiều công cụ như của chúng tôi. Chúng tôi đã tăng gấp ba đội ngũ làm việc để phát hiện vào bảo vệ người dùng trước nội dung xấu, lên đến 30.000 người, và cũng đầu tư mạnh mẽ vào máy học, trí thông minh nhân tạo và công nghệ nhận diện hình ảnh máy tính để ngăn chặn loại vi phạm này", ông Palant cho biết.
Trong khi Facebook là trọng tâm chính trong báo cáo, Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh cũng đưa ra một số khuyến nghị về cách thức chống lại nạn tin giả và thông tin sai lệch.
Ủy ban nhận định các nền tảng truyền thông xã hội phải tuân theo một quy tắc đạo đức bắt buộc.
Cuộc điều tra của ủy ban kéo dài 18 tháng và có gần 20 phiên xem xét bằng chứng miệng, bao gồm một phiên điều trần đặc biệt ở Washington và một "ủy ban quốc tế" với đại diện đến từ 9 quốc gia. Bản báo cáo cuối cùng dài tới hơn 100 trang.
Báo cáo có đoạn viết: "Các công ty công nghệ lớn không được phép mở rộng theo cấp số nhân mà không bị ràng buộc hoặc giám sát theo quy định phù hợp. Chỉ có chính phủ và luật pháp là đủ sức để kiềm chế họ".
Theo zing
Cuộc xâm lược của công nghệ vào quyền riêng tư của con người Bên cạnh tiện ích công nghệ mang lại, con người cần nhìn nhận là hầu như tất cả các hoạt động trực tuyến đều bị theo dõi bởi 'con mắt kỹ thuật số'. Việc theo dõi người dùng từ lâu đã được phổ biến rộng rãi trên internet, nhất là với các nhà quảng cáo và mạng xã hội thu thập càng nhiều...