Mỹ miễn trừ cho 8 nước khỏi lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Iran
Dự kiến 8 nước được tiếp tục nhập dầu từ Iran bao gồm Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và 3 nước khác chưa được công bố.
Ảnh; GettyImages
Mỹ sẽ cho phép 8 nước tiếp tục mua dầu từ Iran sau khi nước này tái áp dụng lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này, theo xác nhận của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo trong ngày thứ Sáu. Động thái mới nhất sẽ giúp làm giảm những lo lắng của những nước đồng minh của Mỹ vốn không có nhiều nguồn năng lượng cũng như thị trường dầu toàn cầu, theo tin từ Nikkei.
Ông Pompeo không công bố những nước nào sẽ được tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran. Thế nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông báo với Nhật rằng nước này sẽ được miễn trừ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một cái tên được nhắc đến.
Còn theo Bloomberg, danh sách được nhập khẩu dầu từ Iran còn bao gồm cả Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, dù Mỹ vẫn tiếp tục các cuộc đối thoại với Trung Quốc. Washington sẽ vẫn tiếp tục hối thúc các nước trên, nhóm nước nhập khẩu nhiều dầu nhất từ Iran, giảm bớt nhập khẩu dầu từ Iran.
Video đang HOT
Liên minh châu Âu bao gồm 28 nước sẽ không được miễn trừ theo toàn khối, theo khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Từ trước đó, Tokyo đã nộp đơn sang phía Mỹ đề nghị được miễn trừ khỏi lệnh cấm nhập khẩu dầu bởi khẳng định rằng nó sẽ khiến cho nguồn cung dầu thô của Nhật kiệt quệ. Nhật vốn nghèo tài nguyên năng lượng, chính vì vậy Nhật cần duy trì đa dạng nguồn cung dầu. Tập đoàn năng lượng Nhật JXTG Nippon Oil & Energy có kế hoạch khôi phục nhập khẩu dầu Iran một khi lệnh miễn trừ được áp dụng chính thức
Trước đây, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu tất cả các nước phải ngừng nhập khẩu dầu từ Iran trước khi lệnh trừng phạt chính thức có hiệu lực vào ngày thứ Hai tới, Mỹ muốn ngăn chặn Iran có nguồn thu để phát triển chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Tuy nhiên, các công ty Nhật đã ký hợp đồng mua dầu từ Iran kéo dài đến tháng 3/2019 và họ sẽ phải chịu phạt nặng nề nếu phá hợp đồng trước nửa năm, theo nguồn tin ngoại giao của Nhật.
Ấn Độ cũng đã ký hợp đồng nhập khẩu dầu kéo dài cả năm với Iran, Ấn Độ cũng khẳng định rằng không thể hoàn toàn ngừng nhập dầu cho đến tháng 3/2019.
Tổng thống Trump đã đề nghị Saudi Arabia nâng sản lượng để bù lại cho lượng thiếu hụt khi lệnh trừng phạt Iran chính thức có hiệu lực. Thế nhưng hiện chưa rõ liệu Saudi Arabia có hợp tác với Mỹ trong bối cảnh đối đầu tăng cao sau cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi, một nhà báo chuyên chỉ trích chính quyền Saudi Arabia.
TRUNG MẾN
Theo bizlive
Quan chức Mỹ tới New Delhi thuyết phục Ấn Độ dừng nhập khẩu dầu Iran
Ngày 12/10 các quan chức Mỹ đã đến New Delhi để thảo luận về việc đề nghị Ấn Độ dừng nhập khẩu dầu từ Iran theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
Giàn khoan dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh Persian ngày 23/2/2016. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tờ India Today cho biết Đặc phái viên của Mỹ về Iran Brian Hook và Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Francis F. Fannon đã gặp các đối tác thuộc Bộ Dầu mỏ và Bộ Ngoại giao Ấn Độ để đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc từ phía Mỹ.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong chuyến công du này ông Hook sẽ tham gia cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ để tìm kiếm sự chia sẻ chung chống lại hành vi gây "tổn hại" của Iran tại Trung Đông và các quốc gia láng giềng.
Ngày 4/11 tới là hạn chót để các nước dừng việc nhập khẩu dầu từ Iran nhằm tránh bị Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt. Các nguồn tin địa phương cho biết việc yêu cầu Ấn Độ dừng hoàn toàn việc nhập khẩu dầu từ Iran vào ngày 4/11 tới là "không thể". Hôm 8/10 Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan thông báo hai nhà máy lọc dầu của nước này đã đặt hàng nhập khẩu dầu thô từ Iran vào tháng 11.
Truyền thông Ấn Độ cũng đưa tin Bí thư Đối ngoại Vijay Gokhale đã gặp đại diện của nhiều quốc gia, kể cả đại diện của Liên minh châu Âu tại New York bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng Chín để thảo luận về các lựa chọn thanh toán thay thế nhằm tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran. Liên minh châu Âu đang thảo luận với tất cả các bên liên quan để tìm công cụ pháp lý cho phép chuyển khoản thanh toán và Ấn Độ có thể tận dụng các lựa chọn này.
Trả lời các câu hỏi của báo giới về các báo cáo cho biết Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu từ Iran sau ngày 4/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert phát biểu điều này là "không hữu ích". Theo bà Nauert, các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực vào ngày 4/11 và sẽ được áp dụng đối với Iran cũng như những quốc gia tiếp tục nhập khẩu dầu từ nước này.
Minh Luyến
Theo TTXVN
Ẩn ý "Nhóm hành động Iran" của Mỹ: Đòn đánh căng đép vào Iran? Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thông báo về việc thành lập "Nhóm Hành động Iran" trong động thái căng thẳng giữa Washington và Tehran vẫn tiếp tục leo thang. "Nhóm hành động Iran" sẽ tập trung vào việc thiết lập các điều kiện tiếp tục gây sức ép đối với Iran trở lại bàn đàm phán nhằm nỗ lực tìm kiếm thỏa...