Mỹ lột xác tên lửa FIM-92 Stinger
Để những tên lửa MANPADS FIM92 Stinger tăng khả năng tác chiến, Mỹ đã tiến hành nâng cấp dòng tên lửa này theo Chương trình IFPC Inc 2I.
Theo Defense-update, hôm 23/3, tại căn cứ không quân Mỹ ở bang Florida, lần đầu tiên Mỹ phóng thử nghiệm thành công tên lửa Stinger từ hệ thống phóng mới nhất. Cuộc thử nghiệm này là một phần trong Chương trình phát triển bệ phóng đa năng của Hệ thống tăng cường khả năng phòng, chống hoả lực trực tiếp – đánh chặn IFPC Inc 2-I (Indirect Fire Protection Capability Increment 2-Intercept).
Hệ thống phóng tên lửa đa năng được thiết kế để có thể phóng nhiều loại tên lửa đánh chặn khác nhau, tuỳ thuộc vào các mối đe dọa. Stinger là tên lửa phòng không vác vai sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại, đã được cải tiến để có thể phóng được từ nhiều loại phương tiện khác nhau.
Hệ thống này bao gồm 15 ống phóng, mỗi ống chứa 1 thiết bị đánh chặn cỡ lớn hoặc nhiều thiết bị đánh chặn nhỏ hơn. Cuộc thử nghiệm sử dụng ống phóng đơn mang tên lửa Stinger. Lục quân Mỹ dự kiến sẽ thử nghiệm bệ phóng đa năng này để phóng nhiều loại tên lửa.
Hệ thống này có thể lắp đặt trên xe chiến thuật hạng trung, có thể quay 360 độ theo góc hướng và từ 0 độ – 90 độ theo góc tầm.
Được phát triển theo cấu trúc hệ thống mở, bệ phóng sẽ kết nối với Trung tâm điều hành tác chiến qua Hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp (IBCS) để hỗ trợ và phối hợp tiêu diệt các mục tiêu. IFPC Inc 2-I là chương trình vũ khí cơ động mặt đất, được thiết kế để tiêu diệt các thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình, rocket, các loại đạn pháo, cối.
Việc thử nghiệm thành công tên lửa FIM-92 Stinger từ bệ phóng trên mặt đất đã mang plaij diện mạo và sức mạnh hoàn toàn mới cho loại tên lửa MANPADS thuộc thế hệ 2 này.
Video đang HOT
Trong lịch sử chiến đấu, Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.
Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi). Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím – giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại.
Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.
Được biết, Mỹ đã bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa Stinger từ năm 1986. Tuy nhiên không rõ vì sao các tay súng IS tại Syria hiện nay cũng đang sở hữu loại tên lửa Stinger này. (Tổng hợp).
Theo_Báo Đất Việt
Lính thủy Đánh bộ Mỹ: Đạo quân có "1-0-2" trên thế giới
Theo Business Insider hiếm có một lực lượng vũ trang nào trên thế giới sở hữu khả năng tác chiến như Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Lính thủy Đánh bộ Mỹ có vai trò không thể thay thế trong mọi cuộc chiến có sự tham gia của Quân đội Mỹ. Với khả năng tham chiến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Trong ảnh Hạ sĩ Justin Dudley - xạ thủ súng máy trên một chiếc trực thăng UH-1Y thuộc Lữ đoàn viễn chinh số 3 trong đợt tập trận tại Crow Valley vào tháng 9/2014. Nguồn ảnh: Business Insider
Trong ảnh là Hạ sĩ Daniel Hopping thuộc Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 7 cùng đơn vị của mình trong một nhiệm vụ tại tỉnh Helmand, Afghanistan vào tháng 4/2014. Nguồn ảnh: Business Insider
Không giống như các binh chủng khác, Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ được trang bị đủ sức mạnh để có thể hiện diện ở khắp mọi nơi từ trên biển, trên đất liền cho đến trên không. Ảnh: Chuẩn hạ sĩ Griffin Forrester bên cạnh tổ đội cối 60mm của mình trong một đợt huấn luyện tại căn cứ Pendleton, California. Nguồn ảnh: Business Insider
Đơn vị viễn chinh số 15 thuộc Lính thủy Đánh bộ Mỹ chèo xuồng cao su ra khỏi tàu tấn công đổ bộ USS Essex trong một đợt huấn luyện ngoài khơi San Diego. Nguồn ảnh: Business Insider
Hình ảnh lính thủy đánh bộ Mỹ huấn luyện nhảy dù từ trực thăng UH-1Y tại căn cứ không quân trên Vịnh Kaneohe. Nguồn ảnh: Business Insider
Khoảng thời gian khó khăn nhất đối với mỗi lính thủy đánh bộ Mỹ là trải qua đợt huấn luyện cơ bản tại căn cứ Pendleton hay còn được gọi là trại Pendleton. Nguồn ảnh: Business Insider
Mỗi lính thủy đánh bộ Mỹ đều được huấn luyện để có thể đối mặt với mọi thử thách trên chiến trường và thực hiện mọi nhiệm vụ khi được giao. Nguồn ảnh: Business Insider
Trong ảnh là xe tấn công đổ bộ AAV7A1 di chuyển ra khỏi tàu tấn công đổ bộ USS Bataan trong đợt huấn luyện đổ bộ trên biển. Nguồn ảnh: Business Insider
Máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey triển khai một đơn vị lính thủy đánh bộ hỗn hợp Mỹ và Philippine trong một đợt tập trận chung giữa hai nước tại căn cứ không quân Basa, Philippine. Nguồn ảnh: Business Insider
Một nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ quan sát vụ nổ trong đợt tập trận chung giữa Mỹ và Philippine tại Crow Valley vào tháng 10 năm ngoái. Nguồn ảnh: Business Insider
Các binh sĩ thuộc đơn vị viễn chinh số 15 Lính thủy Đánh bộ Mỹ tham gia đợt huấn luyện tuần tra trên biển bằng tàu cao tốc ngoài khơi căn cứ Pendleton vào đầu năm 2015. Nguồn ảnh: Business Insider
Ngoài chiến đấu, lính thủy đánh bộ Mỹ còn thực hiện khá nhiều nhiệm vụ khác như tham gia hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn và cả chữa cháy trong tình huống khẩn cấp. Nguồn ảnh: Business Insider
Đơn vị lính thủy đánh số 12 của Mỹ thực hành bắn đạn thật với lựu pháo M777-A2 tại trung tâm huấn luyện Twentynine Palms vào tháng 1/2015. Nguồn ảnh: Business Insider
Hình ảnh một đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ huấn luyện tác chiến tại trung tâm huấn luyện Twentynine Palms. Nguồn ảnh: Business Insider
Trực thăng hải quân MH-60S thuộc Hải quân Mỹ tham gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn ngoài khơi Vịnh Agat, Đảo Guam. Nguồn ảnh: Business Insider
Theo_Kiến Thức
Mỹ lo sợ khả năng tác chiến điện tử của Nga quá mạnh Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar viết trên tạp chí National Interest, việc Mỹ tập trung vào chống khủng bố ở Trung Đông trong nhiều năm qua đã tạo cơ hội cho Nga vươn lên trong phương diện tác chiến điện tử. "Mỹ sẽ phải xây dựng lại khả năng tác chiến điện tử để theo kịp Nga ở châu Âu. Khả...