Mỹ loay hoay giành lại uy thế quân sự trước Trung Quốc mới nổi
Mỹ từng đứng đầu thế giới về sức mạnh quân sự, tuy nhiên, hiện tại, sức mạnh này của họ đã giảm đi nhiều. Trong khi đó, Trung Quốc dần cải thiện khí tài công nghệ cao.
Tin tức từ tạp chí The Economist của Anh cho hay, kể từ khi thế chiến thứ hai kết thúc, Hoa Kỳ đã chứng tỏ sức mạnh đại diện cho lợi ích riêng của mình và bảo vệ các đồng minh của Washington cũng như làm nền tảng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Trong những năm 1950, Hoa Kỳ bù đắp lợi thế về số lượng lính chính qui của Liên Xô bằng cách đẩy nhanh vị trí dẫn đầu về vũ khí hạt nhân.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cam kết mua 2500 chiến đấu cơ bán tàng hình F-35
Và từ những năm cuối thập niên 1970, sau khi Liên Xô thu hẹp khoảng cách năng lực hạt nhân, Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào các công nghệ mới, dẫn đến khả năng “theo dõi sát và bắn xa” với tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao. Một phần tư thế kỷ sau đó, Hoa Kỳ đảm bảo cho họ vị thế thống lĩnh về quân sự.
Tuy nhiên, vào lúc này, thế mạnh quân sự có tính quyết định đó đang bị bào mòn vì nhiều lý do.
Video đang HOT
Trước hết, những công nghệ khiến Hoa Kỳ và phương Tây áp đảo quân sự đã nhanh chóng lan sang những kẻ thù tiềm năng. Đặc biệt, là loại tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao.
Thay vì đầu tư vào các thế hệ tiếp theo của các loại vũ khí công nghệ cao để duy trì khoảng cách vượt xa đối thủ cạnh tranh quân sự, Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào nhu cầu rất khác nhau của hoạt động chống các cuộc tấn công du kích ở Iraq và Afghanistan.
Trong khi Hoa Kỳ đã bị phân tâm, Trung Quốc đã và đang hối hả phát triển năng lực quân sự hết sức qui mô được thiết kế đặc biệt để chống lại sức mạnh của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.
Trong hơn hai thập niên, Bắc Kinh đầu tư ngân sách quốc phòng hơn 10% mỗi năm cho kho vũ khí gồm tàu ngầm, hệ thống phòng không tích hợp tinh vi (iAds) và năng lực quân sự dựa vào mạng.
Tất cả chỉ để phục vụ mục đích tạo sự nguy hiểm mức độ cao cho tàu sân bay Mỹ hoạt động gần ở mức đủ để triển khai phi cơ chiến thuật hoặc tên lửa có cánh. Người Trung Quốc gọi đó là “chiến thắng một cuộc chiến cục bộ trong điều kiện công nghệ cao”.
Trong khi đó, giới chức quân đội Hoa Kỳ không tỏ ra mặn mà trong việc loại bỏ “các chương trình di sản” mà họ ấp ủ bấy lâu để chi trả cho khí tài mới đóng vai trò thay đổi cuộc chơi, chẳng hạn như máy bay không người lái tàng hình có thể không kích và bay trong không phận nguy hiểm nhất.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cam kết mua 2500 chiến đấu cơ bán tàng hình F-35 dù phạm vi có giới hạn về giao tranh của loại phi cơ này làm giảm tính hữu dụng trong nhiều kịch bản giao tranh khi có chiến tranh xảy ra.
Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ vẫn một mực đầu tư cho 11 tàu khu trục quá đắt tiền nhưng khá dễ bị tổn thương trong khi khí tài ngầm dưới biển cả người lái và không người lái có thể được trang bị tốt hơn để đối phó kẻ thù bằng công nghệ chống xâm nhập tiên tiến.
Hoa Kỳ quyết tâm giành lại thế mạnh quân sự của mình thông qua một chiến lược bù trừ thứ ba. Nhưng ngay cả khi ý chí chính trị và khả năng suất sắc về kỹ thuật có thể được huy động một lần nữa, thế thống trị về quân sự đòi hỏi phải có nỗ lực liên tục và đổi mới vì công nghệ được lan rộng nhanh hơn rất nhiều trong thời đại ngày nay.
Một phần của việc phổ biến công nghệ này chính là nhờ một dự án trước đây mà Cơ quan Quản lý Dự án Tiên tiến Quốc Phòng Hoa Kỳ giúp thai nghén và hình hành, đó là internet.
Frank Kendall, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ về trang bị, công nghệ và hậu cần gần đây đã phát biểu: “Tôi rất lo ngại về việc ưu thế công nghệ đang bị xói mòn, lĩnh vực mà chúng tôi luôn đi đầu. Chúng ta đã trải qua hơn 20 năm kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và có một số suy đoán rằng Mỹ vẫn có ưu thế về công nghệ quân sự. Tôi không nghĩ rằng đó là một giả định an toàn. Thực tế, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tự mãn về điều đó và chúng tôi đã sao lãng về vấn đề này trong 10 năm qua vì cuộc chiến chống nổi dậy”.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Báo Pháp: Triều Tiên tấn công hạt nhân Hàn Quốc là "tự sát chế độ"
Theo Đài RFI, nhận định về sức mạnh quân sự của Triều Tiên, tờ Le Figaro của Pháp số ra ngày 15/6 đã có bài viết "Liệu có nên sợ Triều Tiên của Kim Jong-un."
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thăm trung tâm điều khiển vệ tinh mới vào ngày 3/5 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bài viết trên đã nêu ra 4 vấn đề: Thứ nhất, số lượng bom hạt nhân mà Triều Tiên hiện có là từ 10-15 trái bom cỡ nhỏ và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên gấp 5 lần từ nay đến 2020. Vấn đề thứ hai là khả năng chế tạo thành công tên lửa đạn đạo có mang đầu đạn hạt nhân. Về điều này, chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng Bình Nhưỡng đã được coi là thành công khi đưa được lên quỹ đạo một vệ tinh nhờ tên lửa đầy, đưa quốc gia này gia nhập "câu lạc bộ" rất ít các cường quốc không gian.
Vấn đề thứ ba mà Le Figaro quan ngại là khả năng Triều Tiên "bán vũ khí nguyên tử cho các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên, khả năng ít có thể xảy ra, vì nếu có một sự hợp tác như vậy, Bình Nhưỡng sẽ bị Mỹ trả đũa mạnh mẽ. Câu hỏi mà Le Figaro đặt ra là tại sao chế độ Triều Tiên lại phải giương oai giễu võ như vậy?
Tiếp theo đó, bài viết nhận định rằng khả năng Hàn Quốc bị Triều Tiên tấn công bằng hạt nhân là gần như bằng 0 vì nếu điều này xảy ra, đó sẽ là một "sự tự sát của chế độ" khi mà Mỹ sẽ giáng đòn hủy diệt lên Triều Tiên.
Trên thực tế, bom hạt nhân là một thứ "vũ khí chính trị" mà Bình Nhưỡng sử dụng để "duy trì sự sống còn về mặt quốc tế". Những thành công về vũ khí hạt nhân được Bình Nhưỡng sử dụng để kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng và khiêu khích Mỹ.
Theo Wang Junsheng, chuyên gia Viện nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Thượng Hải, chiến lược của Triều Tiên lôi kéo Mỹ trở lại đàm phán đã thất bại do thái độ kiên quyết của Washington - chỉ chấp nhận đối thoại với Bình Nhưỡng trong khuôn khổ đàm phán 6 bên chừng nào Triều Tiên không nhân nhượng trong vấn đề hạt nhân.
Chính vì thế, Triều Tiên vẫn sẽ còn diễn lại "những màn khiêu khích" mới trên Bán đảo Triều Tiên./.
Theo (Vietnam )
Mỹ sẽ đáp trả hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông buộc Mỹ phải chuẩn bị phương án và đưa ra một sự đáp trả thích đáng, kể cả dùng sức mạnh quân sự. Tham vọng bá chủ Biển Đông Mấy thập niên qua các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn theo chiến lược "giấu mình, chờ thời" của Đặng Tiểu Bình....