Mỹ: Loài vật biết ngừng não, ngừng tim chờ hết rét kỷ lục để sống lại
Loài sinh vật máu lạnh này hoàn toàn giống xác chết trong điều kiện thời tiết giá rét ở Mỹ.
Theo NBC News, loài ếch gỗ bản địa ở New York nổi tiếng bởi khả năng chịu đựng giá rét tuyệt vời mặc cho nhiệt độ xuống tới âm 14 độ C.
Nó có thể hóa đá trong vòng 7 tháng liên tục ở nhiệt độ âm. Một khi mùa đông trôi qua và mùa xuân đến, những cá thể này lại hồi sinh như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Sống chủ yếu tại khu vực hồ Finger, ếch gỗ tồn tại qua mùa đông giá lạnh bằng cách tạo ra chất chống đông đặc biệt, giúp các tế bào không bị đóng băng trong nhiệt độ thấp.
“Da, máu của chúng hoàn toàn đóng băng. Nhưng các cơ quan bên trong cơ thể thì vẫn được bảo vệ bởi lượng đường glucose”, Laine Sempler, nhân viên trung tâm bảo tàng thiên nhiên Tanglewood ở New York nói.
Quá trình thích nghi với thời tiết giá lạnh này kéo dài hàng tháng trời. “Trong thời điểm này, bạn có thể tình cờ phát hiện ra những cá thể ếch ngủ đông trong rừng, và chúng vẫn còn sống”, Sempler nói.
Một khi lượng đường glucose đạt đến mức nhất định, tất cả các cơ quan trong cơ thể ếch gỗ đều ngừng hoạt động, bao gồm cả não bộ và tim. Trông chúng khi đó không khác gì một xác chết.
Video đang HOT
Jon Costanzo, nhà sinh thái học sinh lý thuộc Đại học Miami, Mỹ nói những cá thể ếch gỗ có thể tồn tại khi nền nhiệt xuống tới âm âm 14 độ C. Nhưng nhiệt độ thấp kỷ lục lên tới âm 50 độ C ở một số nơi tại Mỹ là điều mà loài ếch này chưa từng trải qua.
Để gia tăng khả năng sống sót, ếch gỗ tìm đến nơi trú ẩn như bên dưới tán lá cây, nơi khô ráo trước khi ngủ đông.
“Khi đó chúng hoàn toàn ngừng hoạt động não, tim cũng ngừng bơm máu”, ông Sempler nói.
Khi thời tiết ấm áp vào mùa xuân, ếch gỗ trải qua quá trình rã đông, thức giấc tìm kiếm thức ăn và bạn tình.
“Đầu tiên là tim đập trở lại. Đến một mức nhiệt độ nhất định, ếch gỗ bắt đầu hít thở và phổi hoạt động”, ông Sempler nói.
Giới chuyên gia hiện vẫn chưa hiểu rõ điều gì khiến trái tim ếch có thể đập trở lại, giống như tỉnh dậy từ cõi chết.
Thông qua việc tìm hiểu cơ chế đóng băng của ếch gỗ, các nhà khoa học cũng kỳ vọng về việc tìm ra phương pháp đông lạnh, rã đông các cơ quan, mô sống mới để phục vụ cho kỹ thuật cấy ghép ở con người.
Việc gia tăng thời gian sống của các cơ quan nội tạng là yếu tố quan trọng để cứu sống người được cấy ghép.
Theo Danviet
Đầu năm mới, 1 người tử vong, 1 người nguy kịch do ăn tiết canh
Sau 2 ngày ông P.P.H đột ngột xuất hiện ngừng tim và tử vong, anh L.LG hiện đang được điều trị tích cực.
Chiều 4/1, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 2 người đàn ông có triệu chứng bất thường sau khi ăn tiết canh.
Bệnh nhân ăn tiết canh đang được điều trị tích cực.
Hai bệnh nhân là P.P.H 34 tuổi và, bệnh nhân L.LG, 24 tuổi ở Lai Châu nhập viện trong tình trạng gầy, suy kiệt, đau dữ dội các cơ, không thể nuốt được, nói rất khó khăn. Riêng ông P.P.H suy hô hấp, thở rất khó khăn vì đau tim, có những lúc loạn nhịp tim.
Cả hai đã được chẩn đoán nhiễm giun xoắn, điều trị theo phác đồ đặc hiệu và chăm sóc tích cực, hỗ trợ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, sau 2 ngày ông P.P.H đột ngột xuất hiện ngừng tim và tử vong, anh L.LG hiện đang được điều trị tích cực.
Người nhà bệnh nhân cho biết, người dân ở Mù Cả, Mường tè, Lai châu giết thịt 1 con lợn ốm, có làm tiết canh và chế biến đồ ăn từ thịt lợn sống (món lạp xưởng). Sau khi ăn khoảng 5 ngày có 5-6 người xuất hiện đau bụng, tiêu chảy, sốt, và đau dữ dội các cơ bắp.
Những người bị nặng ngay cả khi thở, ho, nói chuyện hoặc nuốt cũng rất đau. Những người này được điều trị 5 ngày tại BV huyện sau đó chuyển ra BV tỉnh Lai Châu điều trị. Sau 1 tuần có 2 người diễn biến quá nặng được chuyển BV Nhiệt đới Trung ương.
BS Cấp cho biết, bệnh giun xoắn do ký sinh trùng có tên là Trichinella spiralis gây ra. Bình thường ổ nhiễm trong tự nhiên là các loài thú hoang dã như chuột, cáo, trăn,... Nếu người ăn phải thịt nhiễm kén có ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín, ấu trùng sẽ thoát kén tại dạ dày và di chuyển đến ruột non.
Ở ruột non, sau 24 giờ, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập ký sinh trong niêm mạc ruột non. Sau 4-5 ngày, giun cái có thể đẻ ấu trùng. Trong thời gian khoảng 4-6 tuần, ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức như tạo kén gây viêm và đau dữ dội.
Nếu nhiễm ở thực quản, bệnh nhân sẽ đau không nuốt được, nếu nhiễm ở cơ hoành, cơ hô hấp mỗi khi thở sẽ đau dữ dội còn nếu nhiễm nhiều vào cơ tim có thể gây loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
BS khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân không nên ăn tiết canh, nem chua, thịt tái sống... vì đây là được coi là "ổ bệnh" chứa vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Khi lựa chọn thịt lợn, không nên mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết vì đó chắc chắn là lợn bị bệnh.
Theo Danviet
Ngưng tim do 'thượng mã phong' khó cứu nhất Nghiên cứu mới của Pháp cho thấy quý ông bị ngưng tim khi quan hệ tình dục có nguy cơ tử vong gấp 4 lần so với các tình huống ngưng tim khác có liên quan đến hoạt động thể chất! Khi có sự cố xảy ra, hãy tỉnh táo nhìn vào mối nguy hiểm mà người đàn ông của bạn đang đối...