Mỹ lo Trung Quốc ‘vượt mặt’ về ưu thế quân sự trong vũ trụ
Trung Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách và thách thức ưu thế quân sự của Mỹ trong vũ trụ, chính vì vậy Mỹ phải phát triển công nghệ và hệ thống mới để tránh việc bị đối thủ vượt mặt, Reuters ngày 23.6 dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work thừa nhận Trung Quốc đang phát triển công nghệ vũ trụ nhanh chóng – Ảnh: Reuters
Phát biểu trước nhóm chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự và dân sự ngày 22.6, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work thừa nhận Trung Quốc đã thu hẹp rất nhanh khoảng cách về công nghệ với Mỹ, đặc biệt trong việc phát triển máy bay tránh radar, các máy bay trinh sát tiên tiến, các tên lửa tinh vi và những trang thiết bị chiến tranh điện tử tối tân.
Video đang HOT
Ông Work cho rằng dù hy vọng về một mối quan hệ có tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc không thể bỏ qua những khía cạnh cạnh tranh trong mối quan hệ song phương, đặc biệt là trong vấn đề quân sự, lĩnh vực mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh phát triển với tốc độ rất ấn tượng, theo Reuters.
Theo ông Work, Mỹ luôn có ưu thế về mặt công nghệ trong 25 năm qua, nhưng tình hình nay đã khác, ưu thế đó đang bị xói mòn dần. Chính vì vậy, Lầu Năm Góc đang nỗ lực để phát triển những công nghệ mới nhằm duy trì vị thế của mình, trước sự phát triển của các đối thủ như Trung Quốc.
Phát biểu trên được ông Robert Work đưa ra tại phiên khai mạc hội nghị Sáng kiến nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc, một đối tác của lực lượng Không quân Mỹ. Sáng kiến này nhằm tăng cường các nghiên cứu của Mỹ về tham vọng về hàng không vũ trụ của Trung Quốc.
Hội nghị này diễn ra trong bối cảnh các quan chức Trung Quốc đang ở Washington để dự Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung – Mỹ, bàn về nhiều vấn đề khác nhau. Liên quan đến lĩnh vực quân sự, ông Robert Work cũng cho biết hai nước đều nhìn nhận quan hệ ở cả hai mặt, hợp tác và cạnh tranh.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tận mắt thấy tên lửa đẩy gặp nhiều sự cố nhất của Nga
ITAR-TASS dẫn nguồn trong ngành công nghiệp vũ trụ Nga cho biết nước này dự định sử dụng tên lửa đẩy Proton-M đến năm 2025.
Tuy nhiên, ông Vladimir Popovkin, cựu lãnh đạo Cơ quan Vũ trụ Liên bang, đã tuyên bố rằng sau năm 2020 Nga không còn sử dụng tên lửa đẩy Proton-M nữa bởi hàng loạt sự cố mà nó gây ra.
Hồi tháng 5, tên lửa đẩy Proton-M do Nga sản xuất mang theo vệ tinh viễn thông MexSat-1 của Mexico đã bị hỏng và rơi xuống khu vực Chita thuộc Siberia ngay sau khi phóng. Cùng vào hồi giữa tháng 5.2014,một tên lửa đẩy vũ trụ Proton mang vệ tinh thông tin mạnh nhất của Nga đã bị rơi sau khi phóng được ít phút từ sân bay vũ trụ Baikonur.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Israel lo lắng vì Mỹ đầu tư quân sự cho các nước vùng Vịnh Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon đã bày sự tỏ quan ngại về việc Mỹ đang tăng cường hỗ trợ vũ khí cho các nước vùng Vịnh như một cách nhằm cô lập Iran, tuy nhiên, cũng có thể làm suy yếu ưu thế quân sự của Israel trong khu vực. Trong hội nghị an ninh Herzliya diễn ra vào hôm 9-6,...