Mỹ lo sợ hay lạc quan về sự trỗi dậy của Trung Quốc?-Kỳ 1
Mỹ đang lo ngại về một Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ hay một Trung Quốc yếu kém và bất ổn? Nhưng có lẽ điều khiến Mỹ lo lắng nhất lại không phải là một trong hai vấn đề trên, mà là sự không chắc chắn là kịch bản nào sẽ xảy ra.
Đó là nhận xét của bà Amy Zegart, Giáo sư kinh tế, chính trị tại Đại học Stanford, đồng Giám đốc Trung tâm Stanford về Hợp tác và An ninh Quốc tế và là thành viên cao cấp của Hội đồng Davies tại Viện Hoover (Mỹ). Trong bài bình luận được đăng tải trên trang mạng American Interest có tiêu đề: “Mỹ nên lạc quan hay bi quan về sự trỗi dậy của Trung Quốc?”, bà Zegart đã đưa ra một số nhận xét sau:
Câu chuyện về “sự trỗi dậy của Trung Quốc” là chủ đề được quan tâm rộng rãi nhất trong thế kỷ 21, nó thu hút sự chú ý còn hơn cả sự kiện 11/9, Mùa xuân Arập, cái chết của trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden hay đám cưới của Hoàng gia Anh. Mặc dù việc Trung Quốc mở cửa vào những năm 1970 đã nhận được sự hoan nghênh ở Mỹ, thì sau đó sự trỗi dậy của Bắc Kinh lại tạo ra sự lo ngại ngày càng tăng.
Sự khác biệt giữa hai cường quốc
Phần nào của nỗi sợ hãi đó xuất phát từ thực tế rằng cả Trung Quốc và Mỹ, theo nghĩa đen và nghĩa bóng, đều là các quốc gia quan trọng của thế giới nhưng lại có sự khác biệt rõ nét về lịch sử văn hóa và chính trị. Đối với Mỹ, câu chuyện về nước này luôn là sự hiếu thắng và tự do cá nhân, trong khi với Trung Quốc luôn là việc thiết lập và duy trì sự ổn định chung. Toan tính dài hạn của Mỹ thường chỉ là trong năm tới, nhưng đối với Trung Quốc, nó có nghĩa là hàng thập kỷ hoặc hơn. Trong khi nhiều thanh niên Mỹ hiện nay đang lãng quên thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thì những thanh niên ở Trung Quốc vẫn khó quên được giai đoạn bị phương Tây xâu xé bắt đầu vào năm 1842.
Thậm chí, cùng một từ ngữ được sử dụng, hai bên cũng hiểu theo nghĩa khác nhau. Ví dụ, khi các quan chức Mỹ lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “engagement” (can dự) trong những cuộc gặp gỡ ngoại giao với các quan chức Trung Quốc, thì phía Bắc Kinh lại bối rối về việc liệu Washington đang có ý là “lời cầu hôn” hay “khiêu chiến”.
Tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Cũng có một sự giải thích khác cho việc tại sao Mỹ lại thận trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, và Mỹ không có sự chắc chắn cơ bản về việc liệu kịch bản nào sẽ xảy ra với Trung Quốc. Nhìn từ bên ngoài, sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra lo lắng vì 3 lý do.
Đầu tiên, sự phát triển về kinh tế Trung Quốc đã tiếp thêm động lực cho chương trình hiện đại hóa quân đội của nước này. Câu chuyện thần kỳ về nền kinh tế Trung Quốc đã được biết đến rộng rãi: Chỉ trong 25 năm, 500 triệu người đã thoát cảnh nghèo đói, khiến Trung Quốc trở thành nước phát triển thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Năm 1982, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ là 200USD, thì tới năm 2012, con số này đã là 6.000USD.
Chỉ có một điều chưa được biết đến là Trung Quốc đã đầu tư bao nhiêu tiềm lực vào những khả năng quân sự? Hiện nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngoại trừ Mỹ. Năm 2012, các chuyên gia kinh tế dự báo, nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì thì Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về ngân sách quốc phòng vào năm 2035. Bắt đầu từ năm 1990, Trung Quốc tiến hành một chương trình hiện đại hóa, tập trung vào những hệ thống vũ khí hiện đại, tăng cường công nghệ thông tin, phát triển hải quân, cải thiện công tác huấn luyện, giáo dục và học thuyết. Sự phát triển cũng bao gồm khả năng tác chiến mạng và tên lửa chống hạm, thường được gọi là “sát thủ tàu sân bay”. Chắc chắn rằng, Trung Quốc ở mức độ nào đó đã tiến gần tới việc có hải quân biển xa vốn có thể tạo ra sự đối địch với Mỹ. Chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc đã tăng ở mức hai con số trong hai thập kỷ qua.
Video đang HOT
Một điều rõ ràng là khi khả năng quân sự của một quốc gia nào đó được tăng cường thì đi kèm với nó là tham vọng về chính trị. Trong lịch sử, các cường quốc trỗi dậy thường tìm cách giành quyền kiểm soát lớn hơn và thể hiện sức mạnh ra bên ngoài, do đó, có rất ít lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ làm khác đi. Đối với tất cả những ai tin rằng Trung Quốc sẽ là “một bên có trách nhiệm” trong một trật tự thế giới, có sự ảnh hưởng ràng buộc trong các thể chế quốc tế và kinh tế toàn cầu, thì một sự thật cay đắng đó là: Giống như mọi cường quốc khác trên thế giới, Trung Quốc sẽ không hài lòng với trật tự thế giới cũ. Trung Quốc sẽ tìm cách tạo dựng và định hình những nguyên tắc, thỏa thuận, thể chế và luật pháp nhằm phục vụ cho lợi ích của nước này và Trung Quốc sẽ phá hủy, không quan tâm tới những thứ không phục vục cho lợi ích của mình.
Những điều đó được biểu hiện rõ nét trong việc kiểm soát mạng thông tin toàn cầu và những yêu sách lãnh thổ ở châu Á Thái Bình Dương. Trung Quốc liên tục phản đối mô hình “toàn cầu chung” về quản trị mạng vốn được Mỹ hậu thuẫn, thay vào đó ủng hộ chủ quyền quốc gia về thông tin. Quan điểm của Trung Quốc về quản lý Internet cũng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia như Nga, Ấn Độ, Brazil và các quốc gia khác, đặc biệt là sau vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ về chương trình giám sát của Cơ quan An ninh Mỹ (NSA) và những nỗ lực để làm suy yếu những tiêu chuẩn mã hóa toàn cầu. Đầu tháng này, lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức hội nghị quốc tế để thảo luận về an ninh thông tin và an ninh mạng. Do đó, tương lai của quản trị mạng ở Trung Quốc vẫn còn rất mập mờ.
Tham vọng của Trung Quốc và sự suy giảm của Mỹ
Sự phát triển về kinh tế Trung Quốc đã tiếp thêm động lực cho chương trình hiện đại hóa quân đội của nước này.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn đối với các nước láng giềng, có tham vọng chủ quyền với hầu hết biển Đông và với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Chiến lược của Trung Quốc là đàm phán song phương, kết hợp gây sức ép về mặt quân sự nhằm giành quyền kiểm soát đối với khu vực tranh chấp.
Những hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc bao gồm việc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đâm và làm chìm một tàu cá của Việt Nam gần khu vực giàn khoan, ngăn cản Philippines tiếp cận bãi Scarborough, và tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông bao phủ các hòn đảo mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền.
Những động thái về yêu sách chủ quyền gần đây của Trung Quốc được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel mô tả là hành động “đơn phương” và “gây mất ổn định”, được tiến hành nhằm khẳng định sức mạnh Trung Quốc, hạn chế ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực thông qua việc gây căng thẳng với các đồng minh và thử quyết tâm của Mỹ.
Lý do thứ hai mà Mỹ nên quan ngại liên quan tới lý do thứ nhất: Trung Quốc và Mỹ xác định nguyên trạng như thế nào? Như ông Karl Eikenberry, Trung tướng quân đội Mỹ đã về hưu và từng là Đại sứ Mỹ tại Afghanistan, đã chỉ ra, trong chiều dài lịch sử, sự “nguyên trạng” ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thường nói đến sự thống trị của Trung Quốc. Trên thực tế, trong 2.000 năm thì có thới 1.800 năm Trung Quốc là cường quốc duy nhất trong khu vực. Trái lại, sự thống trị trong khu vực của Mỹ chỉ mới dược 60 năm. Theo cách nhìn của Bắc Kinh, quan điểm của Washington về nguyên trạng là một sự “dị thường” về lịch sử. Do đó, sự khác biệt giữa gây mất ổn định và tái ổn định phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi bên.
Lý do thứ ba là sự suy giảm sức mạnh và hình ảnh của Mỹ. Trung Quốc đang tiến lên trong khi Mỹ đang trên đà tụt dốc, với những khoản nợ chưa từng có, sự bè phái chính trị và sự bế tắc của Washington. Số liệu gần đây của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm tới. Tuy nhiên nhiều người cho rằng điều đó đã xảy ra vào năm ngoái. Năm 2013, lần đầu tiên trong vòng 40 năm tiến hành nghiên cứu, hầu hết người Mỹ cho rằng nước Mỹ ngày càng đóng một vai trò ít quan trọng hơn và ít quyền lực hơn khi là một nhà lãnh đạo thế giới so với cách đây 1 thập kỷ. Quan điểm này không ám chỉ Trung Quốc trỗi dậy mà ám chỉ rằng Trung Quốc đang bắt kịp và không sớm thì muộn sẽ bỏ Mỹ lại phía sau.
(Còn tiếp)
Theo Công Thuận
Tin tức/A.I
Quan chức Bắc Kinh bị dân Đài Loan sỉ nhục
Quan chức hàng đầu của Trung Quốc phụ trách vấn đề quan hệ với Đài Loan, Trương Trí Quân đã trở về Bắc Kinh. Mặc dù tự ca ngợi chuyến thăm của ông tới hòn đảo tự trị là "lịch sử" nhưng sự thật, đây là chuyến thăm bẽ bàng khi ông Trương bị dân Đài Loan xua đuổi, sỉ nhục.
Trương Trí Quân
Cầm biểu ngữ xua đuổi, dùng sơn tấn công
Chuyến thăm của Trương, giám đốc vụ phụ trách Đài Loan của Trung Quốc, đánh dấu chuyến đi đầu tiên của một quan chức cao cấp từ đại lục trong 65 năm kể từ khi quân Quốc Dân Đảng chạy đến Đài Loan sau khi thua trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng vào năm 1949.
Trong suốt chuyến thăm kéo dài bốn ngày của ông tại Đài Loan, ông Trương đã được "chào đón" bởi những người biểu tình. Đặc biệt tại Cao Hùng, có hàng trăm người biểu tình tụ tập, cầm băng-rôn ghi những lời xua đuổi như "Trương Trí Quân, cút về địa ngục Trung Quốc."
Người biểu tình ở đây còn tỏ ra manh động khi gắng đổ sơn trắng lên người ông Trương như thể ông này là vật đen đúa, xấu xa. Nhưng họ đổ không trúng và thay vào đó là văng vào các nhân viên an ninh. Một số người biểu tình đã đổ máu sau khi ẩu đả với cảnh sát.
Dân Đài Loan đón tiếp ông Trương
và tiễn ông về Bắc Kinh
Một quan chức Hội đồng bang giao với đại lục của Đài Loan nói với Reuters qua điện thoại rằng ba cuộc xuất hiện công khai của ông Trương đã bị hủy bỏ do các cuộc biểu tình.
Hàng trăm người biểu tình ủng hộ độc lập cho Đài Loan đã tụ tập tại sân bay quốc tế Đào Viên gần Đài Bắc vào ngày thứ Bảy để "tiễn" ông Trương khi trở về đại lục. Họ mang nhiều biểu ngữ ghi rõ ước nguyện độc lập của Đài Loan.
Vẫn nổ tưng bừng khi về Bắc Kinh
Chuyến đi của ông Trương được xem như là một phần của "cuộc tấn công quyến rũ" mà Trung Quốc đang áp dụng ở Đài Loan, nơi mà nhiều người vẫn còn nghi ngờ về lập trường cứng rắn của Trung Quốc đối với hòn đảo của họ.
Phát biểu với các phương tiện truyền thông nhà nước sau khi trở lại Bắc Kinh vào thứ Bảy (28.6), ông Trương giấu nhẹm các cuộc biểu tình và thản nhiên ca ngợi chuyến đi thành công.
"Chuyến thăm này đã nhận được sự chào đón nhiệt tình từ tất cả người dân ở Đài Loan. Mặc dù tiếng nói khác nhau nhưng suy nghĩ tương đồng là rất rõ ràng," Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Trương.
"Mọi người đều tin rằng phát triển hòa bình quan hệ hai bờ eo biển là đường hướng chính xác và mang lại lợi ích thực sự cho người dân ở cả hai bên. Chúng ta nên tiếp tục theo con đường này", ông nói.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và có thể thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết, Trên thực tế, Đài Loan đã phát triển như một quốc gia độc lập từ năm 1949 với thể chế, chính quyền, quốc hội và quân đội riêng. Trung Quốc đang rất muốn thống nhất Đài Loan mà không dùng tiếng súng nhưng từ chuyến thăm của ông Trương thì có thể thấy: Đài Loan không thiết tha gì chuyện thống nhât với đại lục.
Theo Một Thế Giới
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc cần tăng cường phòng thủ biên giới biển và đất liền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc nên tăng cường phòng thủ biên giới biển và đất liền,Tân Hoa xã dưa tin ngày 28.6, trong bối cảnh các nước láng giềng tố cáo Bắc Kinh có những hành động hung hăng nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền phi lý. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình -...