Mỹ lo ngại trạm radar không gian của Trung Quốc tại Argentina
Các quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ đang ngày càng lo ngại việc quân đội Trung Quốc có thể theo dõi các vệ tinh của Mỹ và đồng minh từ một trạm radar không gian mới ở Tây bán cầu, đặt tại sa mạc Patagonia của Argentina.
Ăngten cỡ lớn tại trạm không gian Trung Quốc xây dựng ở tỉnh Neuquén, miền Nam Argentina
Theo đó, trong cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Đô đốc Craig Faller, tân Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Nam của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với các hoạt động trong không gian của Mỹ và đồng minh từ trạm không gian Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Neuquén, miền Nam Argentina.
“Trung Quốc có thể vi phạm cam kết với Argentina về việc chỉ sử dụng trạm không gian vào mục đích dân sự. Cơ sở này có thể được Trung Quốc sử dụng vào việc theo dõi các hoạt động trong không gian của Mỹ cùng các đồng minh và đối tác”, Đô đốc Craig Faller cảnh báo.
Ông Faller cho biết, Tổng thống Argentina Mauricio Macri và cựu Ngoại trưởng Susana Malcorra đều thừa nhận rằng quốc gia Nam Mỹ này có ít quyền kiểm soát với trạm không gian rộng 200 hecta được bao quanh bởi hàng rào dây thép gai cao 2,4m do Trung Quốc xây dựng và vận hành trên lãnh thổ nước này.
Video đang HOT
Mặc dù Trung Quốc cam kết chỉ sử dụng trạm không gian nói trên vào mục đích khám phá vũ trụ, nhưng các quan chức quân đội và tình báo Mỹ bày tỏ lo ngại về khả năng Trung Quốc sử dụng các ăngten cỡ lớn tại trạm không gian này vào mục đích khác: thu thập thông tin về vị trí và hoạt động của các vệ tinh quân sự Mỹ.
Trạm không gian này được cho là bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4-2018. Tại đây, Trung Quốc lắp đặt và vận hành các ăngten công suất lớn với chiều cao tương đương tòa nhà 16 tầng. Theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc, trạm không gian này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tàu vũ trụ lên vùng tối của Mặt trăng hồi tháng 1 của Trung Quốc.
Một báo cáo mới công bố của Lầu Năm Góc về các mối đe dọa trong không gian cũng cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đều đang phát triển các năng lực đe dọa vị thế ưu việt của Mỹ, bao gồm cả các vũ khí laser có thể nhắm mục tiêu và phá hủy các vệ tinh của Mỹ. Các vệ tinh Mỹ đóng vai trò quan trọng trong mọi phương diện từ dẫn hướng, nhắm mục tiêu vũ khí và thu thập thông tin tình báo…
Theo ANTD
Mỹ tính đặt căn cứ quân sự gần Biển Đông đối phó Trung Quốc
Một tướng cấp cao của Mỹ cho biết họ đã bắt đầu cân nhắc và bàn bạc tới khả năng đặt căn cứ quân sự gần khu vực Biển Đông do các hoạt động quân sự hóa và bành trướng của Trung Quốc tại đây.
Đô đốc Philip Davidson (Ảnh: US Navy)
"Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng tình hình Biển Đông đang thay đổi một cách nhanh chóng và chúng ta sẽ cần một cách tiếp cận mới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc với một vài địa điểm Mỹ chưa đặt căn cứ quân sự tại khu vực này. Chúng tôi đang bàn bạc với các đối tác và đồng minh về khả năng thiết lập những cơ sở này", Sputnik dẫn phát biểu của đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 12/2.
Ông Davidson nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không giữ lời hứa năm 2015 với cựu Tổng thống Barack Obama rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông.
Từ đó tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo, đưa tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị tác chiến điện tử tới khu vực họ chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, theo ông Davidson.
Tướng Mỹ cho rằng hành động đưa khí tài và binh sĩ tới các thực thể ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động trên biển và trên không là bằng chứng cho thấy họ đang có mục tiêu quân sự tại khu vực này.
Mỹ và các đồng minh vẫn đang thực hiện các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không đúng với pháp luật quốc tế tại Biển Đông, cũng như phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại đây.
Hai tàu khu trục của Mỹ hôm 11/2 đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm trái phép để làm nhiệm vụ tuần tra.
Anh, đồng minh thân thiết của Mỹ, ngày 11/2 cho biết nước này có kế hoạch sẽ điều tàu sân bay 4 tỷ USD HMS Queen Elizabeth mang theo các máy bay chiến đấu F-35 của Anh và Mỹ tới Biển Đông để "nắn gân" Trung Quốc.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết Anh đang thực hiện các kế hoạch nhằm thiết lập 2 căn cứ quân sự mới tại Caribe và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để thúc đẩy ảnh hưởng quân sự sau khi Anh rời liên minh châu Âu.
Ông Williamson từ chối tiết lộ các vị trí căn cứ quân sự tiềm tàng mới, nhưng một nguồn tin thân cận với ông cho hay các căn cứ mới có thể được đặt tại Singapore hoặc Brunei ở Biển Đông, hoặc Montserrat hoặc Guyana tại Caribe trong vòng 2 năm.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Venezuela nhờ Nga điều quân đội tới giải quyết khủng hoảng chính trị? Ông Alexander Shchetinin, người đứng đầu Vụ Mỹ Latinh thuộc Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, Venezuela không đề nghị Nga điều quân đội tới hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Chia sẻ với Sputnik, trước câu hỏi liệu Caracas đã gửi lời đề nghị Moscow điều quân đội Nga tới Venezuela để giải quyết cuộc khủng hoảng...