Mỹ lo ngại Nga chuẩn bị chia sẻ công nghệ vệ tinh tiên tiến với Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/1 đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga có thể đang chuẩn bị chia sẻ công nghệ không gian và vệ tinh tiên tiến với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken Ảnh: AFP/TTXVN
Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ cung cấp vũ khí và các thiết bị hỗ trợ cho Moskva trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul ở Seoul, Ngoại trưởng Blinken cho biết đây là mối đ.e dọ.a nghiêm trọng không chỉ đối với Mỹ mà còn đối với các đồng minh chủ chốt như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi có cơ sở để tin rằng Nga đang cân nhắc chia sẻ công nghệ không gian tiên tiến với Triều Tiên. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ đảo ngược chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Nga, khi nước này từng phản đối chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng”.
Video đang HOT
Đồng thời, người đứng đầu ngành Ngoại giao Mỹ cho rằng sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên đặt ra mối lo ngại lớn đối với an ninh khu vực và toàn cầu.
Ngoại trưởng Blinken cũng đề cập đến tình hình chính trị bất ổn tại Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol áp đặt thiết quân luật bất thành hôm 3/12 và đang bị luận tội. Ông tái khẳng định niềm tin vào sự ổn định của nền dân chủ Hàn Quốc.
Ông bày tỏ tin tưởng vào khả năng phục hồi của nền dân chủ Hàn Quốc, cam kết tiếp tục ủng hộ người dân Hàn Quốc trong việc bảo vệ và duy trì các thể chế dân chủ. Là một trong những nền dân chủ hàng đầu thế giới, Hàn Quốc chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn này phù hợp với Hiến pháp và pháp quyền, ông Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ đang trong chuyến công du kéo dài một tuần với các điểm dừng chân tiếp theo tại Nhật Bản và Pháp. Chuyến đi này được dự đoán là chuyến công du quốc tế cuối cùng của ông Blinken trong nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Trong một diễn biến liên quan, quân đội Hàn Quốc cùng ngày 6/1 cho biết Triều Tiên đã phóng 1 tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông nước này. Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Bình Nhưỡng trong năm nay, sau vụ phóng gần nhất là ngày 5/11/2024.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JSC) cho biết đã phát hiện vụ phóng và đang tiến hành phân tích dữ liệu, song không công bố chi tiết.
Ngay sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, văn phòng an ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp để thảo luận về việc Triều Tiên phóng một tên lửa được cho là tên lửa đạn đạo tầm trung.
Ông Yin Sung-hwan, Phó Giám đốc thứ hai văn phòng an ninh quốc gia, đã chủ trì cuộc họp với quân đội và các cơ quan liên quan để thảo luận về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và các biện pháp ứng phó.
Trong thông báo báo chí, Văn phòng người phát ngôn Tổng thống khẳng định: “Chính phủ sẽ theo dõi sát sao động thái của Triều Tiên và duy trì sự sẵn sàng kiên định để đáp trả mọi hành động khiêu khích”.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cùng ngày cũng cho biết Triều Tiên dường như đã phóng tên lửa đạn đạo.
Mỹ, Nhật, Hàn kêu gọi Triều Tiên đối thoại thực chất
Ngày 20/12, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ra tuyên bố chung kêu gọi Triều Tiên tham gia "đối thoại thực chất, không yêu cầu điều kiện tiên quyết".
Vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 của Triều Tiên, ngày 18/12/2023. Ảnh: KCNA/TTXVN
Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc thảo luận giữa các nhà ngoại giao cấp cao 3 nước gồm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa và Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin bày tỏ quan ngại về các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Các ngoại trưởng cũng kêu gọi Triều Tiên chấm dứt các vụ phóng thử tên lửa và đồng ý tham gia đối thoại thực chất mà không cần điều kiện tiên quyết.
Tuyên bố trên được đưa ra 3 ngày sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-18. Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, tên lửa này đạt tới độ cao tối đa 6.518,2 km và bay 1.002,3 km trong khoảng 73 phút, trước khi hạ cánh chính xác xuống khu vực đã định sẵn ở vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên.
Đây là vụ phóng ICBM thứ 5 của Triều Tiên trong năm nay. Bình Nhưỡng khẳng định vụ phóng thử này không gây tác động tiêu cực đến an ninh các nước láng giềng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tới thị sát vụ phóng này.
Trong tuyên bố mới nhất, ông Kim Jong Un nhấn mạnh vụ phóng tên lửa Hwasong-18 cho thấy "biện pháp chủ động đối phó" của Bình Nhưỡng, đồng thời để ngỏ khả năng triển khai một cuộc tấ.n côn.g hạt nhân trong trường hợp có động thái hạt nhân mang tính khiêu khích từ bên ngoài.
Theo đán.h giá của Nhật Bản, tên lửa Hwasong-18 của Triều Tiên có khả năng vươn tới mọi địa điểm trên lãnh thổ Mỹ.
Mỹ cảnh báo Triều Tiên không cung cấp vũ khí cho Nga Ngày 5/9, một quan chức Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tiến triển tích cực, cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phải trả giá nếu cung cấp vũ khí để Nga sử dụng ở Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp ở Vladivostok, Nga,...