Mỹ lo ngại máy bay ném bom chiến lược của Nga
Washington cho rằng việc oanh tạc cơ của không quân Nga thực hiện tuần tra định kỳ từ Bắc Băng Dương đến Caribbean và vịnh Mexico là hành động khiêu khích và có khả năng gây bất ổn.
Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 của Nga bay phía trên điện Kremlin trong buổi diễn tập duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng hồi tháng 7. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 12/11 thông báo Moscow “cần duy trì sự hiện diện quân sự ở phía tây Đại Tây Dương, phía đông Thái Bình Dương cũng như vùng biển Caribbean và Vịnh Mexico”, trong đó có sử dụng các oanh tạc cơ.
“Chúng tôi không nghĩ rằng tình hình hiện tại ở tây Đại Tây Dương và đông Thái Bình Dương hoặc vùng biển Caribbean và Vịnh Mexico có thể biện hộ cho những chuyển bay bổ sung ngoài vùng lãnh thổ”, CNN dẫn lời bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu trước báo giới.
Một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Tổng thống Barack Obama còn cho rằng động thái mới của Nga là “hành động khiêu khích và có khả năng gây bất ổn”. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng mọi quốc gia đều có quyền hoạt động tại các vùng biển quốc tế và không phận quốc tế.
“Nga từng tuần tra Vịnh Mexico trong quá khứ và chúng ta cũng đã thấy hải quân của họ hoạt động tại đó. Chúng đều là những vùng biển quốc tế”,Reuters dẫn lời Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, nói. “Điều quan trọng là Nga thực hiện các hoạt động an toàn và phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế”.
Ian Kearns, giám đốc Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu, tổ chức có trụ sở tại London, cho rằng việc cho oanh tạc cơ tuần tra là một phần trong nỗ lực của điện Kremlin nhằm làm cho quân đội Nga “kiên quyết hơn trong các hành động”.
Những chuyến bay tuần tra “không hẳn là báo trước một mối đe dọa”, Fox News dẫn lời Kearns nói. “Chúng chỉ là một phần trong kế hoạch tăng cường các hoạt động”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng “các lực lượng của NATO và Nga càng tiếp cận gần nhau thì khả năng xảy ra điều tồi tệ càng cao, dù không có chủ ý”.
Video đang HOT
Nga đã ngừng hoạt động tuần tra diện rộng như trên sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Trong thời kỳ đó, Nga chỉ thực hiện nhiệm vụ này bằng máy bay chống ngầm và máy bay trinh sát. Các máy bay ném bom chiến lược chỉ tuần tra ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, tiếp cận những khu vực mà tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ có thể được phóng đi.
Hồi đầu năm, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu còn thông báo Nga có kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự trên thế giới bằng cách xin phép cho tàu hải quân có thể sử dụng cảng tại các nước Mỹ Latin, châu Á để tiếp tế và bảo dưỡng.
Như Tâm
Theo VNE
Nữ Tướng Mỹ lo ngại sự liều lĩnh của máy bay Trung Quốc
Mỹ lo ngại rằng các máy bay Trung Quốc có thể gây ra các vụ chặn đầu nguy hiểm hơn nữa đối với các máy bay quân sự Mỹ, dù hai bên đã bắt đầu các cuộc đối thoại nhằm tránh những vụ đối đầu như vậy, tân Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Tướng Lori Robinson, cảnh báo.
Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Tướng Lori Robinson.
Một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay cách một máy bay do thám P-8 Poseidon của hải quân Mỹ chỉ 6 m gần đảo Hải Nam hôm 19/8, trong một cuộc đối đầu mà Lầu Năm Góc miêu tả là "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".
Khi được hỏi về việc liệu các cuộc đối thoại có giúp chấm dứt những hành động như vậy, Tướng Lori Robinson nói: "Tôi không nói là không bao giờ, nhưng điều quan trọng là chúng tôi bắt đầu đối thoại và để hiểu một vụ chặn đầu thông thường là gì".
Bà Robinson, 55 tuổi, đã thay thế Tướng Herbert "Hawk" Carlisle vào vị trí Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ ngày 16/10.
Mặc Tướng Robinson không đề cập các cuộc gặp cụ thể được lên kế hoạch, nhưng bà cho biết bà hi vọng sẽ thảo luận vấn đề an toàn hàng không khi gặp các quan chức quân đội Trung Quốc tại Triển lãm hàng không Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông và một hội nghị huấn luyện trong tháng này. Mục đích là để Trung Quốc nhất trí tuân thủ các quy định chặn đầu theo đúng các quy chuẩn quốc tế, bà nói.
Không quân Mỹ không có kế hoạch thay đổi cách thức tiến hành các sứ mệnh trong khu vực, bà Robinson, người đã có kinh nghiệm hơn 900 giờ bay và được thăng cấp lên tướng 4 sau khi thay thế ông Carlisle, cũng khẳng định.
Bà Robinson, gia nhập không quân năm 1982, là người phụ nữ đầu tiên chỉ huy không quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Trước đó, bà là chỉ huy phó bộ chỉ huy tác chiến tại căn cứ không quân Langley ở bang Virginia.
Khi được hỏi liệu bà có nghĩ rằng vụ đối đầu hồi tháng 8 xảy ra là do một phi công Trung Quốc "thích gây sự" hay một hành động được ủng hộ chính thức, bà Robinson nói: "Chúng tôi khuyến khích các chuyến bay an toàn và được thừa nhận trong khu vực".
Tướng Robinson cho hay không quân sẽ tiếp tục các sứ mệnh trong khu vực bất chấp bất kỳ vùng nhận dạng phòng không nào mà Trung Quốc tuyên bố.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, bao trùm không phận bên trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Nhật Bản.
Chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với máy bay Mỹ hôm 19/8.
"Các vùng nhận dạng phòng không không bị cấm trong luật pháp quốc tế, nhưng cũng không được nói tới cụ thể trong các công ước quốc tế. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động trong không phận quốc tế và không quân Mỹ tại Thái Bình Dương sẽ không thay đổi cách thức tiến hành các sứ mệnh này trong khu vực, tất cả đều tuân thủ theo luật pháp quốc tế", hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Robinson trong cuộc phỏng vấn hồi cuối tuần qua từ Hawaii.
Bà Robinson nhấn mạnh rằng, chủ trương đó cũng được áp dụng nếu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tự nhận là có chủ quyền 90%.
"Trung Quốc muốn tiếp tục là một phần của khu vực và tôi nghĩ rằng họ nên nhìn vào Mỹ với tư cách là một phần của khu vực", nữ Tướng không quân nói.
Theo bà Robinson, sự hiện diện và vị thế của không quân Mỹ trong khu vực không thay đổi kể từ khi Tổng thống Barack Obama công bố chính sách "xoay trục sang châu Á" vào năm 2011.
"Từ quan điểm của không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, chúng tôi luôn có mặt trong khu vực, sự hiện diện của chúng tôi đã tồn tại trong khu vực và tiếp tục như vậy".
Đối với không quân Mỹ, "xoay trục" có nghĩa là xây dựng các quan hệ đối tác và các mối quan hệ quân sự, theo bà Robinson.
Bà Robinson cho hay ưu tiên đầu tiên trong nhiệm kỳ của bà sẽ là thúc đẩy hợp tác quân sự với các quốc gia tại châu Á, trong đó có Trung Quốc.
An Bình
Theo Bloomberg
Ukraine tố Nga triển khai 45.000 quân tới biên giới Ukraine Phát ngôn viên quân sự Ukraine, Andriy Lysenko cho biết, Nga đã triển khai lực lượng quân đội đông đảo tới biên giới chung của 2 nước với số lượng lên tới 45.000 lính, được hỗ trợ bởi hàng loạt các vũ khí hạng nặng. Tình hình tại Ukraine diễn biến ngày càng phức tạp Trả lời phỏng vấn, ông Lysenko nói: "Tính...