Mỹ lỗ nặng ở Syria
Trong trường hợp đưa mức sản xuất dầu mỏ ở Syria về thời điểm trước chiến tranh, cũng không thể bù đắp được chiến phí của Mỹ ở Syria.
Karam Shaar, nhà phân tích kinh tế gốc Syria tại Kho bạc New Zealand, đã tính toán rằng, Mỹ sẽ không bao giờ có thể kiếm được lợi nhuận từ dầu của Syria, ngay cả khi nước này kiểm soát toàn bộ đất nước Trung Đông này.
Năm 2011, sản lượng dầu của Syria lên tới khoảng 375.000 thùng mỗi ngày. Sản lượng này là đủ cho nhu cầu nội bộ của đất nước, xuất khẩu. Tuy nhiên nó chỉ bằng một phần sản lượng dầu mỏ của các nước láng giềng Iraq, Iran và Saudi Arabia.
Một cơ sở dầu mỏ ở Syria.
Ngành dầu mỏ của Syria sa sút nghiêm trọng khi chiến tranh kéo dài, chỉ đạt 30.000 thùng vào năm 2014. Trong khi đó, IS chiếm vùng đất rộng lớn ở phía đông Syria nơi tập trung 3/4 trữ lượng dầu mỏ Syria.
Video đang HOT
Khi những kẻ khủng bố bị tiêu diệt, quyền kiểm soát vùng đông bắc Syria chuyển sang Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo và các đồng minh của họ. Tuy nhiên, đã từ chối chia sẻ nguồn dầu mỏ với chính phủ Syria theo luật pháp quốc tế.
Vào cuối tháng 10, quân đội Nga đã công bố một báo cáo chi tiết về hoạt động buôn lậu dầu của Mỹ ở miền đông Syria. Theo đó, Mỹ kiếm được 30 triệu đô từ việc bảo kê buôn lậu dầu. Thế nhưng số tiền này không thể chi trả cho chi phí hoạt động ở Syria của quân đội Mỹ.
Những tuần gần đây, trong bối cảnh quân đội Hoa Kỳ rời khỏi biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng, lực lượng Mỹ sẽ ở lại Syria khai thác dầu, điều này vấp phải sự lên án kịch liệt từ cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, việc nắm quyền kiểm soát dầu mỏ của Syria không đáp ứng được tính khả thi về mặt kinh tế từ quan điểm của Mỹ. Sự thật đằng sau nó là tham vọng lớn của người Mỹ.
Giả sử một công ty dầu mỏ của Mỹ đầu tư cơ sở hạ tầng vào ngành dầu mỏ ở Syria sẽ tốn rất nhiều tiền và thời gian. Trong trường hợp đưa mức sản xuất dầu mỏ ở Syria về thời điểm trước chiến tranh (375.000 thùng dầu/năm), cũng không thể bù đắp được chiến phí của Mỹ ở Syria (13 tỷ đô năm 2018, dự kiến 15,3 tỷ đô trong năm 2019).
Với giá dầu ở mức 60 đô/thùng thì Mỹ phải khai thác 600.000 thùng dầu/năm mới có thể đủ chi trả cho số chiến phí khổng lồ ở Syria. Đó là chưa kể chi phí khai thác, bảo hành, tiền lương cho nhân viên và nhiều khoản phí khác.
Chính vì thế, không một công ty dầu mỏ lớn nào bày tỏ ý định tham gia vào sáng kiến của Tổng thống Donald Trump (khai thác dầu mỏ Syria),
Các nhà phân tích cho rằng, việc ông Trump tuyên bố mục đích ở lại Syria là vì dầu mỏ chỉ để che giấu mục tiêu thực sự của Washington. Mục tiêu đó chính là nắm giữ vị thế địa chính trị ở Trung Đông, qua đó kiềm chế Iran và Nga.
Đó cũng là lý do vì sao các nghị sĩ lưỡng đảng đã phản đối mạnh mẽ đối với quyết định rút quân khỏi Syria của ông Donald Trump. Nói cách khác, trong khi Damascus coi dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng giúp nước này khôi phục kinh tế sau chiến tranh thì Washington lại coi đó là con bài mặc cả cho tham vọng của mình ở Trung Đông.
Thành Chung
Theo baodatviet.vn
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không dừng hoạt động quân sự ở Syria
Hôm qua (11-10), Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không ngừng hoạt động quân sự chống lại các đơn vị người Kurd ở phía đông bắc Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không dừng bước dù đang nhận được các mối đe dọa. Ông Erdogan chỉ ra rằng các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Iraq và Syria không nhằm vào chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hai nước này, đồng thời nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chống lại các tổ chức khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đảm bảo an ninh cho biên giới phía nam và đảm bảo an toàn cho người Syria trở về.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch "mùa xuân hòa bình" tới nay, 2 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thiệt mạng ở vùng nông thôn Aleppo miền bắc Syria, 3 người bị thương ở khu vực Azaz phía đông sông Euphrates. Quân đội nước này cũng đã bắt giữ hơn 1.000 phần tử thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, hầu hết trong số này là các chiến binh thánh chiến nước ngoài. Trong khi đó, chiến dịch này đã giết chết 10 thường dân Syria và 29 thành viên của Lực lượng dân chủ Syria.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Syria. Một số nước châu Âu đã cảnh báo về một thảm họa nhân đạo trong khu vực cũng như gia tăng khủng bố vì hoạt động này của Thổ Nhĩ Kỳ. EU cũng đã phẫn nộ trước những lời đe dọa của ông Erdogan về việc mở cửa biên giới cho khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria đến châu Âu./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
'Đơn thương, độc mã' tấn công Syria, Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp chỉ trích từ cộng đồng quốc tế Bất chấp sự phản đối của hàng loạt quốc gia trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ dường như chẳng hề chùn bước trong chiến dịch tấn công quy mô và táo bạo này. Thổ Nhĩ Kỳ biện minh thế nào về cuộc tấn công vào Đông Bắc Syria? (Nguồn: Getty Images) Ngày 10/10, cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào...