Mỹ lộ kế hoạch cài mã độc có khả năng làm tê liệt hệ thống lưới điện của Nga
Mỹ gia tăng các cuộc tấn công vào mạng lưới điện của Nga và cài đặt phần mềm độc hại có khả năng làm tê liệt hệ thống này, NTY đưa tin.
Theo New York Times (NYT), động thái mới đây của Washington như lời cảnh báo gửi tới Mỹ và cũng là để chuẩn bị cho khả năng sẵn sàng triển khai các cuộc tấn công mạng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
2 quan chức của chính quyền nói rằng Tổng thống Trump không được thông tin về vụ việc.
Mỹ được cho là đang đẩy mạnh chiến lược tấn công mạng và hệ thống điện của Nga. (Ảnh: Reuters)
Theo NYT, Lầu Năm Góc và giới chức tình báo không cung cấp thông tin về chiến dịch này cho nhà lãnh đạo Mỹ là bởi lo ngại ông Trump sẽ đảo ngược chiến dịch hoặc thảo luận với giới chức nước ngoài.
Năm 2017, Tổng thống chia sẻ thông tin mật với Ngoại trưởng Nga và Đại sứ Nga tại Mỹ trong một cuộc họp tại Nhà Trắng. Trong các cuộc phỏng vấn 3 tháng trở lại đây với NYT, các quan chức Mỹ đang đương chức hoặc đã về hưu gọi việc cài mã độc vào hệ thống lưới điện của Nga cũng như các mục tiêu khác là một phần trong nỗ lực chuyển đổi sang các chiến lược mang tính “tấn công” hơn.
NYT nói rằng, việc xâm nhập vào lưới điện Nga nằm trong khuôn khổ Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng Quốc gia (NDAA) được Quốc hội Mỹ thông qua năm ngoái. Đạo luật này trao cho Bộ Quốc phòng và các cơ quan trong quân đội Mỹ một số thẩm quyền đáng kể nhằm hỗ trợ việc tái xây dựng lực lượng vũ trang. Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng có thể ủy quyền các “hoạt động quân sự bí mật” thường xuyên trên không gian mạng mà không cần sự chấp thuận của Tổng thống.
Video đang HOT
Nguồn tin của NYT nói thêm rằng, việc thăm dò hệ thống lưới điện của Nga được thực hiện từ ít nhất là năm 2012.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton từ chối bình luận về thông tin này. Nhà Trắng cũng không đưa ra phản hồi khi được hỏi về tính xác thực của thông tin trên.
Các quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia không bình luận nhưng cho rằng thông tin mà NYT đưa có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Nóng Nga-Ukraine: Bộ Ngoại giao Nga thông báo khẩn dằn mặt Ukraine
Nga kêu gọi Ukraine tránh bất kỳ các cuộc phiêu lưu nhằm đơn phương thiết lập biên giới nhà nước ở biển Azov, mà Nga không công nhận.
Hiện trường vụ rượt đuổi trên biển Azov. FSB
Ngày 26.11, Bộ Ngoại giao Nga đã ra thông báo chi tiết, cảnh báo Ukraine về tình hình ở Biển Azov. Thông báo nêu rõ:
Liên bang Nga quan ngại nghiêm túc về những nỗ lực liên tục của Ukraine làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Azov. Việc leo thang căng thẳng thường xuyên giữa Nga và Ukraine cản trở sự khôi phục quan hệ song phương và đi ngược lại lợi ích an ninh khu vực và quốc tế.
Nga lấy làm tiếc rằng, đường lối đối đầu của Kiev gây bất ổn cho các mối quan hệ Nga-Ukraine có sự hỗ trợ của một số quốc gia, bao gồm cả các nước - thành viên Liên minh châu Âu.
Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc Nga liên quan đến các hành động gây hấn và bất hợp pháp ở Biển Azov và eo biển Kerch. Kể từ khi tái thống nhất nước Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol với Nga, các lãnh thổ này là một phần không thể tách rời của Liên bang Nga, theo luật pháp quốc tế Nga thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các không gian biển liền kề bán đảo Crimea. Các hoạt động được tổ chức ở đó phù hợp với luật pháp quốc tế, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và tương xứng với các mối đe dọa xuất phát từ những phần tử cực đoan chống lại Nga, bao gồm cả người Ukraine.
Biển Azov là vùng nước nội địa của Nga và Ukraine, nơi chỉ có các tàu Nga và Ukraine được tự do qua lại. Eo biển Kerch chưa bao giờ và không phải là quốc tế theo nghĩa của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, và không được áp dụng cho nó các yêu cầu về luật quá cảnh hoặc đi qua yên bình đối với các tàu nước ngoài.
Việc kiểm tra các tàu trong khu mặt nước Azov-Kerch được thực hiện bởi Cảnh sát biển Bộ đội biên phòng thuộc Cơ quan an ninh Liên bang Nga là có cơ sở và hợp pháp. Sự gia tăng số lượng của họ từ tháng 4 năm 2018 là để tăng cường các biện pháp an ninh ở eo biển Kerch, liên quan đến việc vận hành giai đoạn một cầu Crimea, chứ không phải là muốn gây áp lực chính trị hay kinh tế lên Ukraine, như diều họ cố gắng giãi bày ở Kiev, Washington và Brussels.
Các hành động của bộ đội biên phòng Nga không mang tính phân biệt đối xử. 48% tàu (720 trong số 1492) được kiểm tra vào tháng 4-10 năm 2018 vào hoặc ra từ các cảng của Nga. Trái với tuyên bố của Ukraine, các tàu mang cờ Nga cũng bị kiểm tra.
Đa số các cuộc kiểm tra (93%) được thực hiện tại các vị trí neo đậu tại lối vào eo biển Kerch từ phía Biển Đen hoặc Azov vào thời điểm hình thành các đoàn để hộ tống các tàu dọc kênh Kerch-Yenikalsky (KEK). Trong đó, tự kiểm tra, theo nội quy, không quá ba giờ. Những tổn thất tạm thời thường liên quan tới quy định đặc biệt để hộ tống các tầu dọc kênh KEK do kích thước đặc thù của tầu, điều kiện khí tượng thủy văn và hàng hải phức tạp. Trên chính biển Azov, tàu bị dừng lại để kiểm tra tương đối hiếm và chỉ có lý do chính đáng.
Trái với tuyên bố của Kiev và Brussels, Nga không tăng sự hiện diện quân sự của mình trên Biển Azov. Các lực lượng đóng quân ở đó chủ yếu được sử dụng để bảo vệ Cầu Crimea.
Chính các hành động của Ukraine công bố thành lập căn cứ hải quân ở Berdyansk và đóng cửa có hệ thống các khu vực riêng biệt của Biển Azov để tiến hành bắn đạt thật, chính là nhằm quân sự hóa biển Azov.
Liên bang Nga để ngỏ khả năng đối thoại mang tính xây dựng về tình hình ở Biển Azov và muốn cảnh báo Ukraine từ bỏ những nỗ lực trái với luật pháp quốc tế xem xét lại quy chế hiện tại của Biển Azov là vùng nội hải của hai nước. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi Kiev tránh bất kỳ các cuộc phiêu lưu nhằm đơn phương thiết lập biên giới nhà nước ở biển Azov, mà Nga không công nhận.
Liên bang Nga cảnh báo rằng, trách nhiệm về việc làm trầm trọng thêm có thể tình hình trong khu vực nước Azov-Kerch thuộc về Ukraine và các quốc gia ủng hộ các hành động khiêu khích của họ.
Theo Danviet
Nga không kích dữ dội phiến quân ở "chảo lửa" Aleppo Các máy bay chiến đấu của Nga đã triển khai đợt không kích quyết liệt vào các mục tiêu phiến quân ở khu vực Aleppo (Syria) sau khi phát hiện âm mưu tấn công bằng vũ khí hóa học của lực lượng này. Nga nghi ngờ phiến quân đã sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công ở Aleppo. (Ảnh minh...