Mỹ lo đối phó tranh cãi kết quả bầu cử tổng thống
Tòa án tại các bang chiến địa ở Mỹ đang đưa ra những biện pháp xúc tiến xử lý nếu xảy ra các vụ kiện liên quan cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5.11 tới.
Đài ABC News ngày 16.10 đưa tin thẩm phán hạt Fulton (bang Georgia, Mỹ) Robert McBurney vừa ra phán quyết buộc các quan chức bầu cử bang phải phê chuẩn kết quả bầu cử theo thời hạn quy định và “không được từ chối chứng nhận kết quả bầu cử trong bất kỳ trường hợp nào”.
Phán quyết trên là một trong những động thái mới nhất của tòa án tại nhiều bang chiến địa Mỹ, nhằm đối phó khả năng việc công bố kết quả bầu cử tổng thống bị trì hoãn do tranh cãi.
Tòa án xử lý nhanh
Tại Arizona, tòa án tối cao tiểu bang hôm 15.10 ban hành thủ tục đặc biệt nhằm ưu tiên xử lý các việc kiện liên quan bầu cử. “Việc ưu tiên các thủ tục tư pháp như vậy có tầm quan trọng cao trong cuộc bầu cử tổng thống”, theo Reuters dẫn lời Chánh án Tòa án Tối cao bang Arizona Ann Scott Timmer. Theo quy định mới, bất cứ vụ xét xử nào liên quan bầu cử cũng phải lên lịch với thời gian đủ để ra phán quyết phúc thẩm trước khi chốt kết quả bầu cử.
Cử tri bỏ phiếu sớm tại Atlanta (Georgia) ngày 15.10. ẢNH: AFP
Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều nộp nhiều đơn kiện trên cả nước liên quan tranh chấp về các quy định bầu cử, trong khi các chuyên gia pháp lý dự báo ngày bầu cử sẽ dẫn đến một loạt các vụ tranh chấp về kiểm đếm và chứng nhận số phiếu. Sau khi thất cử trước Tổng thống Joe Biden vào năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump và các đồng minh đã tìm cách thay đổi kết quả với hơn 60 vụ kiện.
Trước Arizona, Tòa án Tối cao bang Pennsylvania sửa đổi quy định để đảm bảo các vụ kháng cáo liên quan bầu cử được xem xét trong vòng 3 ngày, thay vì 10 ngày như trước. Các bên cũng phải nộp hồ sơ trong vòng 24 giờ kể từ khi đưa ra đơn kháng cáo bất kỳ phán quyết nào của tòa án liên quan bầu cử. Tòa án Tối cao bang Michigan tháng trước buộc các thẩm phán phải thông báo sớm về các vụ kiện liên quan bầu cử, đồng thời công khai thông tin liên hệ sau giờ làm việc.
Kỷ lục mới về bỏ phiếu sớm
Cuộc bầu cử thu hút sự quan tâm của nhiều cử tri tại các bang chiến địa, khi số người tại Georgia đi bỏ phiếu sớm đạt kỷ lục. Quan chức Gabe Sterling thuộc văn phòng quản lý các cuộc bầu cử tại tiểu bang này ngày 15.10 thông báo khoảng 252.000 cử tri đã đi bỏ phiếu sớm. Ông cho biết kỷ lục trong ngày bầu cử đầu tiên được ghi nhận trước đó vào năm 2020 với 136.000 cử tri. Tại Georgia vào năm 2020, ông Biden thắng với cách biệt 11.779 phiếu hơn ông Trump trong tổng số gần 5 triệu lá phiếu. Trên cả nước, hiện đã có 5,5 triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm, theo Reuters.
Ông Trump kêu gọi quân đội đối phó ‘kẻ thù trong nước’ vào ngày bầu cử
Trong khi đó, 2 ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng tiếp tục bảo vệ các quan điểm của mình, trong đó ông Trump khẳng định lập trường về các chính sách bảo hộ thương mại và đề xuất tài chính khác, bác bỏ thông tin rằng chúng có thể làm tăng nợ liên bang và ảnh hưởng đến những đồng minh của Mỹ. “Chúng tôi quan tâm tăng trưởng. Chúng tôi sẽ đưa các công ty trở lại Mỹ. Với tôi, từ đẹp nhất thế giới là thuế quan”, ông Trump nói trong buổi phỏng vấn tại Câu lạc bộ kinh tế Chicago (Illinois), khi trả lời Tổng biên tập Bloomberg John Micklethwait.
Về phần mình, Phó tổng thống Kamala Harris cam kết thúc đẩy cải cách cảnh sát, trong bối cảnh bà muốn củng cố sự ủng hộ của các cử tri da màu. Trả lời phỏng vấn với người dẫn chương trình phát thanh Charlamagne tha God hôm 15.10, bà còn cam kết hợp pháp hóa cần sa và bác bỏ lời đồn rằng bà từng ra lệnh giam nhiều người da màu trong nhiều năm làm chưởng lý quận ở San Francisco (California).
Tiền kỹ thuật số của ông Trump gặp sự số
Tiền kỹ thuật số World Liberty Financial (WLFI) bắt đầu mở bán vào sáng 15.10 và chỉ trong vòng 20 phút, hơn 220 triệu token được bán. Tuy nhiên, trang web này bị sập nhiều lần trong ngày và bán được hơn 532 triệu token với giá 15 cent/token. Số lượng này chiếm chưa đến 3% của 20 tỉ token được mở bán.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuối tuần 'song đấu' ở bang chiến địa Pennsylvania
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, và đối thủ từ đảng Dân chủ bà Kamala Harris, sẽ tổ chức các sự kiện vận động tranh cử song song vào cuối tuần này tại bang Pennsylvania, bang chiến địa được đánh giá là có vai trò quan trọng bậc nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11 tới.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo đó, cựu Tổng thống Trump sẽ tổ chức chương trình vận động trong ngày 17/8 tại Wilkes-Barre ở phía Đông Bắc của bang Pennsylvania. Phó Tổng thống Harris cũng sẽ thực hiện chuyến vận động tranh cử bằng xe buýt đến các địa phương phía Tây Pennsylvania, bắt đầu từ Pittsburgh vào ngày 18/8, trước khi khai mạc Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ ngày 19/8 tại Chicago.
Cùng với Wisconsin và Michigan, Pennsylvania là 1 trong 3 bang đã giúp tạo nên chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc đua năm 2016. Đến cuộc đua năm 2020, Tổng thống Joe Biden, người Pennsylvania, đã đưa các bang này trở lại ủng hộ đảng Dân chủ. Thống kê cho thấy, kể từ năm 2008 đến nay, ứng cử viên được 3 bang này bỏ phiếu ủng hộ cuối cùng đều là những người giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trong đó, việc giành được sự ủng hộ của các cử tri Pennsylvania có thể là "phần thưởng lớn nhất" trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 bởi bang này đóng góp 19 phiếu đại cử tri (trong tổng số 270 phiếu cần thiết để chiến thắng) trong khi các bang Michigan và Wisconsin lần lượt có 15 phiếu và 10 phiếu đại cử tri. Theo một mô hình thống kê do nhà dự báo bầu cử Nate Silver tạo ra, so với tất cả các bang khác, Pennsylvania có khả năng cao hơn gấp đôi trở thành bang quyết định, với số phiếu đại cử tri có "sức mạnh" đẩy 1 trong 2 ứng cử viên vượt lên dẫn đầu.
Theo trang web thăm dò FiveThirtyEight, ứng cử viên Harris đang dẫn trước đối thủ Trump hơn 2 điểm phần trăm ở bang Pennsylvania. Dù nhập cuộc sau nhưng bà Harris dường như đang đảo ngược tình thế, dần xóa bỏ vị trí dẫn đầu mà ông Trump đã tạo dựng được trong những tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử "nhiều sạn" của Tổng thống Biden trước khi ông tuyên bố rút lui và giới thiệu bà Harris thay thế.
Chiến dịch vận động của 2 ứng cử viên hiện tại đều đặt bang Pennsylvania là ưu tiên hàng đầu. Bằng chứng là các quảng cáo chính trị của hai bên phủ kín các bản tin phát sóng tại bang này. Theo số liệu được báo Wall Street Journal dẫn lại của trang theo dõi AdImpact ngày 16/8, kể từ khi Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua vào cuối tháng 7, các chiến dịch tranh cử đã dành 110 triệu USD chi cho quảng cáo ở 7 bang quan trọng, trong đó có tới 42 triệu USD dành cho quảng cáo riêng ở bang Pennsylvania, cao hơn gấp đôi các bang còn lại. AdImpact tin rằng những con số thống kê sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Cả hai ứng cử viên của hai đảng cũng đã đến thăm bang này không dưới 6 lần mỗi người trong năm nay. Vụ ám sát ông Trump xảy ra tại một sự kiện vận động ở Butler, bang Pennsylvania, ngày 13/7. Ông cho biết sẽ trở lại Butler vào tháng 10, hứa hẹn công bố các luận điểm chính sách kinh tế tại một sự kiện tranh cử ở York, Pennsylvania trong ngày 19/8. Cùng ngày này, liên danh tranh cử của ông Trump, Thượng nghị sĩ JD Vance, cũng sẽ có bài phát biểu tại Philadelphia. Chuyến đi của ông Trump tới Wilkes-Barre trong ngày 17/8 có điểm đến là hạt Luzerne nhằm củng cố sự ủng hộ của các cử tri da trắng vốn là nhóm cử tri đã đưa ông đến chiến thắng trong cuộc đua vào năm 2016. Trước năm 2016, hạt này đã bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong nhiều thập niên.
Trong khi đó, dự kiến bà Harris và người liên danh tranh cử, Thống đốc bang Minnesota Tim Walz, sẽ dừng chân tại nhiều điểm ở các hạt Allegheny và Beaver trong ngày 18/8.
Chuyến công du này là lần đầu tiên bà Harris và ông Walz cùng chồng/vợ tham gia vận động tranh cử kể từ sự kiện đầu tiên mà bộ đôi này thực hiện cùng nhau ở bang Philadelphia vào đầu tháng này.
Bang Pennsylvania là trọng tâm trong chiến lược đưa Tổng thống Biden đến chiến thắng trong cuộc đua năm 2020. Hiện bà Harris và đội ngũ của mình cũng được tin là đang theo đuổi chiến lược "thắng lớn, thua nhỏ" tương tự, theo đó đặt mục tiêu "thắng lớn" ở các thành phố và vùng ngoại ô Philadelphia và Pittsburgh, đồng thời hạn chế tổn thất ở các quận nhỏ hơn như hạt Beaver, nơi ông Trump giành được 58% phiếu bầu vào năm 2020.
Bầu cử Mỹ 2024: Xung đột Israel - Hamas và cuộc bỏ phiếu ở Michigan Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan vào ngày 27/2, nhưng đang chuẩn bị đối mặt với một cuộc biểu tình do người Mỹ gốc Arab dẫn đầu về cách ông xử lý cuộc chiến ở Gaza. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu cùng Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer khi...