Mỹ Linh, Xuân Bắc, Trần Lập cùng “trở về” tuổi thơ
Những ngôi sao của làng nghệ thuật miền Bắc sẽ có dịp cùng nhau ôn lại kỷ niệm ấu thơ…
Tham gia chương trình Giai điệu Tự hào số 5 về đề tài nhạc thiếu nhi, các khách mời như ca sĩ Mỹ Linh, danh hài Xuân Bắc, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường – Trần lập, giáo sư Văn Như Cương… đã chia sẻ những hình ảnh rất đáng yêu về thời thơ ấu của mình. Có lẽ nếu không có chú thích ảnh thì chắn hẳn rất ít người có thể nhận ra những gương mặt vốn đã quen thuộc với công chúng.
Đôi mắt tròn xoe, hai má bầu bĩnh như búp bê Nga của của diva Mỹ Linh khiến ai cũng phải bật cười thích thú. Tuổi thơ của chị tràn ngập những ký ức về bà, người đã nuôi dưỡng ước mơ ca hát cho chị, người anh trai chị luôn thần tượng và những phần thưởng đơn sơ của mỗi cuộc thi hát nghiệp dư.
Thủ lĩnh của nhóm Bức Tường, nhạc sĩ Trần Lập gầy còm và đen sì nhưng nụ cười sau 30 năm vẫn rạng rỡ. Trần Lập kể, ngày bé, bố anh đã treo thưởng “chiếc khăn quàng đỏ va – li – de” nếu anh được vào Đội nhưng vì thói nghịch ngầm nên phải tới thận năm cấp 2 anh mới nhận được phần thưởng mơ ước.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Na Sơn tạo dáng năm lên 6 tuổi. Nhìn nụ cười hiền lành và đôi mắt sáng của anh, ít người nghĩ anh lại là thủ lĩnh trong những trò quậy phá của bạn bè trong xóm.
Đôi mắt tròn xoe, gương mặt bầu bĩnh, quần short, áo sơ mi, tay cầm quả chuối, hình ảnh năm lên 2 của PGS Văn Như Cương khiến không ít người ngạc nhiên, thích thú. 60 năm sau, khi nhắc tới tên thầy, bao thế hệ học trò vẫn luôn hình dung ra chòm râu bạc trắng, giọng ấm áp của thầy.
Diễn Viên hài Xuân Bắc mặt bự phấn, môi đỏ quẹt, tóc bổ luống ngày niên thiếu.
Tham gia chương trình Giai điệu Tự hào số 5 với chủ đề “Bé bé bằng bông” ngày 31/5 tới trên VTV1, Xuân Bắc sẽ khiến khán giả truyền hình nghiêng ngả với những màn bình luận hài hước của mình.
Theo Trithuctre
PGS.Văn Như Cương: Cần thận trọng khi đưa vụ giàn khoan 981 vào đề văn tốt nghiệp và ĐH-CĐ
Trước sự việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cô giáo Trịnh Thu Tuyết đã đưa vấn đề thời sự nóng hổi này vào đề thi văn của lớp 12D1, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Theo PGS.Văn Như Cương, đây là một đề thi hay xét cả ở góc độ văn chương và thời sự nhưng cần thận trọng khi áp dụng trong các cuộc thi quan trọng, mang tính quốc gia như kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ.
PGS.Văn Như Cương
Gần đây, đề luyện thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ môn Ngữ văn do Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội ra ngày 12.5 cho lớp 12D1 thu hút nhiều sự chú ý.
Phần viết luận của đề cô Tuyết đưa sự kiện hôm 1.5 Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương -981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để học sinh trình bày suy nghĩ về chủ quyền dân tộc.
Theo PGS.Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, đây là một đề thi bình luận hay, vừa có tính chất thời sự, vừa có tính văn học, đặc biệt là trong việc giáo dục học sinh cần quan tâm đến tình hình thời sự đất nước, biết được điều gì đang xảy ra với đất nước mình và bản thân có quan điểm, thái độ như thế nào trước vấn đề đó.
Tuy nhiên, PGS.Văn Như Cương cho rằng, đề thi văn đề cập đến vấn đề thời sự như trên nếu ra ở phạm vi một lớp học, cụ thể như lớp 12D1 của trường Chu Văn An là một ý tưởng hay và có những tác dụng nhất định với học sinh, nhưng nếu là đề thi chính thức ở các cuộc thi mang tầm quốc gia như kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ thì là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS chia sẻ: "Ở góc độ chính trị nhạy cảm, một đề thi như vậy dễ gặp phải tình huống bị vu cáo nhằm kích động thanh niên vì ngoài tính văn chương thì đề thi này còn có tính thời sự, chính trị".
Thầy Văn Như Cương khẳng định, nếu đề thi đề cập đến vấn đề thời sự nóng hổi hiện tại được đưa vào đề thi thử cho một lớp học thì có tác dụng nhất định về mặt văn chương và giáo dục thời sự, đánh giá sự quan tâm của học sinh với các vấn đề thời sự như thế nào. Nhưng nếu đưa ra rộng rãi trong các kỳ thi mang tầm quốc gia thì cần thận trọng để tránh gây ra những sự phản ứng một cách mù quáng.
Thầy Cương cũng đề cập đến vấn đề từ trước đến nay, giáo dục trong nhà trường chưa chú trọng giáo dục học sinh về vấn đề chủ quyền, sách giáo khoa, đặc biệt là sách Lịch sử chưa nêu được bản chất vấn đề hoặc đề cập hời hợt. Thầy lấy ví dụ như cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi chúng ta đề cập rất sâu và kỷ niệm rầm rộ nhưng với sự kiện chiến thắng biên giới năm 1979 thì lại không đề cập nhiều.
Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng, nên khuyến khích giáo viên định hướng cho học sinh quan tâm đến những vấn đề của đất nước hiện nay nhưng phải làm sao giúp các em có nhận thức đúng để có phản ứng đúng, không vi phạm pháp luật. Muốn làm được điều đó thì trước tiên sách giáo khoa phải đảm bảo gắn liền với thực tiễn và bản thân các thầy cô giáo cũng phải được định hướng để truyền đạt những vấn đề mang tính thời sự, chính trị, đặc biệt là vấn đề chủ quyền dân tộc đến học sinh một cách đúng đắn.
Theo Laodong
Đi tìm thế hệ BLV mới cho bóng đá Việt Vài năm qua, làng truyền hình Việt Nam ghi nhận sự bùng nổ của các chương trình thể thao, đặc biệt là bóng đá. Song hành với đó, đội ngũ BLV mới đã xuất hiện với những những phong cách, cá tính rất riêng và góp phần tạo nên sắc thái đặc biệt cho các chương trình bóng đá. Có lần, BLV lão...