Mỹ lên tiếng việc Trung Quốc áp quy định hàng hải gây quan ngại ở Biển Đông
Washington coi việc Trung Quốc áp quy định khai báo với tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền là sự “đe dọa nghiêm trọng” đến tự do hàng hải và thương mại.
Các tàu sân bay Mỹ USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng các tàu hộ tống diễn tập ở biển Ấn Độ-Thái Bình Dương tháng 7/2020 (Ảnh: AFP).
“Mỹ vẫn kiên định với lập trường rằng bất kỳ luật hay quy định hàng hải nào cũng không được vi phạm quyền tự do hàng hải, hàng không mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế”, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 2/9 dẫn bình luận của người phát ngôn Lầu Năm Góc John Supple.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc nhấn mạnh: “Các tuyên bố chủ quyền biển phi pháp, trong đó có Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến các quyền tự do trên biển, trong đó có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do thương mại, quyền và lợi ích của các nước ở Biển Đông và các quốc gia ven biển khác”.
Video đang HOT
Bình luận trên được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Trung Quốc công bố quy định hàng hải gây tranh cãi. Theo thông báo của Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/9, tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng “lãnh hải” của Trung Quốc phải khai báo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho giới chức hàng hải của Trung Quốc.
Yêu cầu khai báo được áp dụng đối với tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng, các chất độc hại khác và các tàu khác bị coi là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc. Nếu các tàu nước ngoài không khai báo theo quy định, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các luật, quy định, quy tắc và điều khoản liên quan để xử lý.
Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải mà không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Các quốc gia ven biển không được quyền cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, không được phép yêu cầu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước.
Một trong những điểm gây chú ý trong quy định mới mà Bắc Kinh đưa ra là khái niệm “vùng lãnh hải của Trung Quốc”. Trung Quốc đã đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, do vậy, giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh sẽ áp dụng quy định hàng hải phi lý trên cho các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trong đó có biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như các đảo, bãi đá.
Để thách thức những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Mỹ đã liên tục tiến hành các chuyến tuần tra tự do hàng hải trong khu vực. Trong tuyên bố hôm qua, người phát ngôn Lầu Năm Góc Supple cho biết: “Mỹ tiếp tục cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở”.
Quân đội Mỹ diễn tập lớn nhất 4 thập kỷ
Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ tổ chức diễn tập lớn nhất trong 40 năm qua với sự tham gia của các đơn vị trên 17 múi giờ.
Diễn tập Quy mô lớn (LSE) 2021 dự kiến diễn ra ngày 3-16/8 với sự tham gia của 6 bộ chỉ huy hải quân và thủy quân lục chiến, 5 hạm đội và ba lực lượng thủy quân lục chiến viễn chinh. Khoảng 36 chiến hạm cũng sẽ tham gia diễn tập, Lực lượng Hải quân Mỹ tại Âu-Phi/Hạm đội 6 cho biết trong thông cáo.
Cuộc diễn tập diễn ra trên 17 múi giờ, động thái chưa từng được Mỹ thực hiện kể từ sau Chiến tranh Lạnh. LSE được tổ chức khi quân đội Mỹ cập nhật học thuyết tác chiến lâu đời nhằm phòng thủ trước các cuộc tấn công nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc và mạng lưới hậu cần của họ.
Đại tướng John Hyten, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, gần đây cho biết một cuộc diễn tập mô phỏng hồi tháng 10/2020 đã làm lộ ra các lỗ hổng "chí tử" trên và buộc quân đội nước này thay đổi.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz cùng chiến hạm hộ tống dàn đội hình trên Thái Bình Dương tháng 11/2017. Ảnh: US Navy .
Hạm đội 6 sẽ điều soái hạm USS Mount Whitney tham gia LSE 2021. Hải quân Mỹ cho biết LSE đầu tiên chỉ bao gồm các lực lượng Mỹ, song các cuộc diễn tập trong tương lai sẽ có sự tham dự của các đồng minh và đối tác.
"LSE sẽ thử thách các chỉ huy của chúng tôi trên nhiều lĩnh vực tác chiến hải quân, từ chiến thuật đến chiến lược và khả năng tích hợp với thủy quân lục chiến, nhằm chứng minh năng lực hạm đội toàn cầu trong triển khai các chiến dịch phối hợp từ đại dương đến vùng ven biển", phó đô đốc Gene Black, tư lệnh hạm đội 6 của Mỹ, cho biết trong thông cáo.
James R. Holmes, chuyên gia chiến lược hàng hải tại Trường Tác chiến Hải quân Mỹ, nhận định LSE có thể khiến các đối thủ hiểu rằng Mỹ có thể đồng thời giải quyết các thách thức ở Biển Đen, phía đông Địa Trung Hải, Biển Đông và biển Hoa Đông cùng lúc, ngăn cản ý định dàn mỏng lực lượng của họ.
LSE cũng nhằm chứng minh các lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ có thể chống lại khả năng kiểm soát biển của đối phương, đặc biệt tại khu vực tây Thái Bình Dương.
Cuộc diễn tập còn kiểm tra các phương pháp và công nghệ tác chiến của quân đội Mỹ, bao gồm giảm vai trò của chiến hạm lớn cùng hệ thống tiên tiến để tạo ra lực lượng linh hoạt và hiệu quả, có khả năng chịu tổn thất để tiếp tục chiến đấu trong kịch bản khó lường.
"Theo nghĩa này, chúng tôi đang quay lại cách tiếp cận từ thời Thế chiến II, khi sở hữu rất nhiều thứ rẻ tiền, đủ tốt và có thể mất vài thứ song vẫn tiếp tục chiến đấu được", Holmes nói. "Nếu cho đối thủ thấy cách tiếp cận này có thể phát huy tác dụng, chúng tôi sẽ tăng cường khả năng ngăn ngừa họ tấn công mình hoặc đồng minh".
Mỹ gia tăng giám sát hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông? Tổ chức theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng tàu giám sát đại dương của hải quân Mỹ gia tăng hoạt động nhắm vào tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay. Tàu giám sát đại dương của Mỹ USNS Impeccable . Ảnh HẢI QUÂN MỸ Trong 6 tháng đầu...