Mỹ lên tiếng việc Triều Tiên bắt giữ công dân
Nhà Trắng ngày 8/5 nói rằng, việc Triều Tiên bắt giữ công dân Mỹ là “đáng lo ngại” và rằng Mỹ sẽ nỗ lực để giải cứu các công dân này, Reuters cho biết.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer. (Ảnh: AFP)
Tại cuộc họp báo diễn ra hôm qua, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói: “Rõ ràng điều này là đáng lo ngại. Chúng tôi đã nắm được thông tin và sẽ phối hợp thông qua Đại sứ quán Thụy Điển … thông qua Bộ Ngoại giao của chúng tôi để đề nghị thả các công dân này”.
Bình luận được đưa ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố bắt giữ công dân thứ 4 của Mỹ. Công dân này được xác định là ông Kim Hak Song, giảng viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng. Ông Kim Hak Song bị bắt hôm 6/5 với cáo buộc có các hành động chống phá nhà nước Triều Tiên, hãng thông tấn KCNA cho biết.
Video đang HOT
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, việc Triều Tiên bắt giữ các công dân Mỹ cho thấy “những rủi ro khi tới Triều Tiên”. “Bộ Ngoại giao đã khuyến cáo toàn bộ công dân Mỹ không tới Triều Tiên”, quan chức này cho biết thêm.
Vụ bắt giữ ông Kim Hak Song diễn ra chỉ hai tuần sau khi Triều Tiên bắt giữ một công dân Mỹ gốc Hàn cũng là giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng giữa lúc quan hệ Mỹ-Triều leo thang căng thẳng.
Minh Phương
Theo Dantri
Nhà Trắng nói Triều Tiên bắt công dân Mỹ 'gây quan ngại'
Nhà Trắng cho biết việc Triều Tiên gần đây bắt một công dân Mỹ, nâng tổng số người Mỹ bị giữ tại Bình Nhưỡng lên 4, 'gây quan ngại'.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer. Ảnh: Reuters.
"Rõ ràng, việc này gây quan ngại. Chúng tôi đã biết tin và sẽ hành động thông qua Đại sứ quán Thụy Điển, qua Bộ Ngoại giao Mỹ, để các cá nhân bị giữ ở đó được thả", Reuters dẫn lời Sean Spicer, người phát ngôn Nhà Trắng, cho biết ngày 8/5, nhắc đến các công dân Mỹ bị Triều Tiên bắt.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA thông báo công dân Mỹ Kim Hak-song bị bắt ngày 6/5 tại Bình Nhưỡng vì có "hành động thù địch" chưa xác định. Kim giảng dạy tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng. Ba công dân Mỹ còn lại bị giữ ở Triều Tiên là Kim Sang-dok, Otto Warmbier và Kim Dong-chul.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói các vụ bắt người cho thấy "rủi ro đi kèm với việc đến Triều Tiên". "Bộ Ngoại giao khuyến nghị công dân Mỹ không nên đến Triều Tiên", người này cho biết.
Truyền thông Nhật Bản ngày 8/5 đưa tin Choe Son-hui, người đứng đầu bộ phận phụ trách vấn đề Bắc Mỹ, Bộ Ngoại giao Triều Tiên, đang trên đường tới châu Âu dự đàm phán không chính thức với các cựu quan chức chính quyền Mỹ.
Theo một nguồn tin hiểu vấn đề, đàm phán diễn ra tại thủ đô Oslo, Na Uy. Phái đoàn Mỹ do Suzanne DiMaggio, giám đốc viện chính sách New America, dẫn đầu.
Dù có ít nhất một cựu quan chức chính phủ Mỹ tham gia, chính quyền Mỹ hiện tại không liên quan đến hoạt động này, nguồn tin cho biết thêm. DiMaggio xác nhận bà đang ở Oslo nhưng từ chối nêu chi tiết.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đàm phán không chính thức nêu trên là "hoạt động thường lệ, bàn về nhiều vấn đề trên thế giới và không liên quan đến chính phủ Mỹ".
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ lên tiếng về việc công dân bị Triều Tiên bắt Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo họ đã biết tin Triều Tiên bắt một công dân nước này và từ chối bình luận thêm về vụ việc. Ông Kim Hak-song. Ảnh: CNN. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo công dân Mỹ Kim Hak-song bị bắt ngày 6/5 tại Bình Nhưỡng vì có "những hành động thù địch" chưa xác...