Mỹ lên kế hoạch xây dựng đội quân “siêu chiến binh”
Quân đội Mỹ hiện đang có kế hoạch xây dựng đội quân “ siêu chiến binh”, trong đó các binh sĩ có thể được cấy ghép công nghệ để tăng cường khả năng của họ.
(Ảnh minh họa: Getty)
Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Lầu Năm Góc đã tiết lộ kế hoạch tạo nên một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ cho quân đội Mỹ. Trọng tâm của dự án sẽ là một phần mềm có thể cấy trực tiếp vào trong não nhằm giúp các binh sĩ tăng cường các giác quan, cũng như cố gắng điều chỉnh các chứng bệnh như khiếm thị, liệt và rối loạn ngôn ngữ để tạo nên lực lượng tinh nhuệ.
DARPA sẽ đầu tư gần 65 triệu USD vào hạng mục nghiên cứu cách xử lý cảm xúc của mạng lưới tế bào thần kinh trong việc điều khiển não bộ. Từ đó, cơ quan này kỳ vọng có thể lập trình tạo nên thuật toán và công nghệ có thể chuyển đổi và tạo ra tín hiệu trong não các binh sĩ.
Trong một thông báo, DARPA hé lộ tên chương trình là “Thiết kế Hệ thống Kỹ thuật thần kinh” (NESD) nhằm phát triển một thiết bị cấy ghép vào hệ thần kinh có thể cung cấp giải pháp truyền tín hiệu tiên tiến cũng như trao đổi dữ liệu giữa não bộ và thiết bị điện tử.
Thiết bị cấy ghép sẽ đóng vai trò như một phiên dịch viên, chuyển đổi dữ liệu số như mã nhị phân trở thành ngôn ngữ điện hóa mà não người có thể tiếp thu được.
Ngoài ra, DARPA đang thực hiện dự án nhằm trang bị cho các binh sĩ tầm nhìn của “siêu chiến binh”. Cụ thể, dự án có tên gọi SCENICC chế tạo ra một kính áp tròng nhỏ có thể cải thiện tầm nhìn của các binh sĩ lên gấp 10 lần.
Dự án đã được khởi động vào năm 2011 và DARPA hy vọng sẽ giúp các siêu chiến binh thế hệ mới có thể tăng cường khả năng ghi nhận và lưu trữ hình ảnh cũng như được trang bị phần cứng và phần mềm giúp họ có thể truy cập vào hệ thống điện tử chung. Từ đó, những đặc tính này sẽ giúp những siêu chiến binh tăng cường khả năng nhận thức, tự vệ và sinh tồn.
Cuối cùng, DARPA đang nghiên cứu công nghệ nhằm tăng cường sức khỏe và tốc độ của các siêu chiến binh tương lai, ví dụ như dự án XOS.
Video đang HOT
XOS 2 là dự án tạo nên một lớp áo giáp cho các binh sĩ. Hiện DARPA đang hợp tác với công ty công nghệ Raytheon của Anh để phát triển dự án này. Nếu thành công, nó có thể khiến các siêu chiến binh khỏe hơn 17 lần bình thường.
Đức Hoàng
Theo Express
Quá trình Mỹ chuẩn bị bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản
Quân đội Mỹ mới đây giải mật những hình ảnh về quá trình chuẩn bị hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki.
Vào ngày 6/8 và 9/8/1945, Mỹ lần lượt ném hai quả bom nguyên tử mang tên Little Boy và Fat Man xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
Những hình ảnh mới được quân đội Mỹ giải mật cho thấy hai quả bom hạt nhân được kiểm tra kỹ lưỡng và chuyển đến sân bay North Field, đảo Tinian, quần đảo Bắc Mariana, phía nam Nhật Bản trước khi Mỹ thực hiện vụ ném bom nguyên tử trên thực địa đầu tiên trong lịch sử nhân loại, theo Business Insider.
Trong ảnh là ba binh sĩ Mỹ đang kiểm tra vỏ của quả bom Fat Man. Trước khi ném bom thật xuống Nhật Bản, Lầu Năm Góc từng tiến hành ném bom thử nghiệm nhiều lần tại đảo Tinian.
Nhà địa vật lý Francis Birch (bên trái), thành viên dự án Manhattan phát triển bom nguyên tử của Mỹ, đánh dấu vào quả bom Little Boy. Đứng cạnh ông là Norman Ramsey, người sau này giành giải Nobel Vật lý.
Một kỹ thuật viên đang bịt kín khe hở trên vỏ Fat Man. Đây là công đoạn chuẩn bị cuối cùng nhằm đảm bảo môi trường bên trong quả bom ổn định để tạo ra tác động đầy đủ khi được kích nổ.
Binh sĩ và nhân viên Mỹ ký tên, viết thông điệp lên mũi quả bom Fat Man.
Bom Fat Man được đưa lên thiết bị vận chuyển để kiểm tra lần cuối.
Fat Man được phủ vải bạt và được chuyển đến căn cứ North Field cùng đoàn xe quân sự hộ tống.
Tại sân bay, Fat Man được xếp vào một hố chứa chuyên dụng có kích thước 2,4 x 3,6 m.
Quả bom hạt nhân cùng thiết bị vận chuyển được đưa xuống hố bằng thang máy thủy lực.
Ba ngày trước, quả bom Little Boy cũng được chuyển xuống hố tại sân bay.
Khi Little Boy đã sẵn sàng, oanh tạc cơ Boeing B-29 Superfortress với biệt danh Enola Gay được đưa vào vị trí.
Vải bạt được tháo ra để chuẩn bị chuyển bom lên máy bay.
Little Boy được nâng lên và đưa vào thân của Enola Gay bằng thang thủy lực.
Theo VNE
Quân đội Mỹ dừng sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa Trung Quốc Quân đội Mỹ ra lệnh dừng sử dụng các thiết bị bay điều khiển từ xa của một hãng Trung Quốc do lo ngại về "khuyết điểm an ninh mạng". Một thiết bị bay điều khiển từ xa của DJI. Ảnh: DJI. Theo một văn bản hôm 2/8 của quân đội Mỹ, được Reuters xác nhận, lệnh áp dụng với tất cả thiết...