Mỹ Latinh là khu vực chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới
Theo tổ chức Oxfam, liên đoàn tập hợp 17 tổ chức phi chính phủ, Mỹ Latinh và Caribe là khu vực có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới.
Kết luận này được Oxfam đưa ra trong báo cáo khảo sát về phân hóa giàu nghèo của các nước trong khu vực này được công bố tại thủ đô Santiago (Chile) ngày 2/3. Ảnh minh họa. (Nguồn: www.telegraph.co.uk)
Phóng viên TTXVN tại Cuba dẫn phát biểu của bà Susana Arroyo, người phụ trách thông tin của Oxfam, cho biết Mỹ Latinh và Caribe tiếp tục là khu vực có chỉ số bất bình đẳng cao nhất thế giới với khoảng 167 triệu người nghèo, trong đó 69 triệu người sống dưới mức nghèo bất chấp những tiến bộ đã đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong thập kỷ qua.
Ngoài ra, việc kinh tế có chiều hướng giảm tốc cũng đang khiến khoảng 200 triệu người có nguy cơ rơi vào diện đói nghèo.
Ở chiều ngược lại, số lượng tỷ phú của khu vực tăng từ 25 người năm 2002 lên 114 người năm 2014. Trong 10 năm qua, tổng số tài sản của các tỷ phủ ở Mỹ Latinh và Caribe tăng 23%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới. Hiện tại, tổng giá trị tài sản của 114 tỷ phú Mỹ Latinh và Caribe lên tới 439 tỷ USD, tương đương 76% nợ nước ngoài của các nước trong khu vực.
Video đang HOT
Theo nhận định của Oxfam, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nới rộng khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ Latinh và Caribe là do hiện tượng trốn thuế khá phổ biến ở khu vực này.
Oxfam khẳng định tỷ lệ các doanh nghiệp trốn thuế dao động từ 45% tại Mexico tới 65% tại Ecuador. Tỷ lệ này ở các cá nhân cũng cao tương tự với mức dao động từ 33% tại Peru tới 70% tại Guatemala./.
Theo Vietnam
Úc hỗ trợ 230.000 đôla cho các dự án cộng đồng tại Việt Nam
Đại sứ Úc tại Việt Nam Hugh Borrowman ngày 27/2 đã công bố khoản tài trợ trị giá 230.000 đôla Úc cho 13 dự án phát triển cộng đồng ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
Đại sứ Úc Hugh Borrowman và các em nhỏ ở một trường mẫu giáo tại tỉnh Điện Biên - một đơn vị được hỗ trợ bởi Chương trình Tài trợ Trực tiếp của Đại sứ quán Úc (Ảnh: ĐSQ Úc)
Các khoản tài trợ này được cung cấp bởi Chương trình Tài trợ Trực tiếp (DAP) của Chính phủ Úc và quản lý bởi Đại sứ quán Úc tại Hà Nội.
"Chương trình Tài trợ Trực tiếp giúp chúng tôi có thể hỗ trợ cho những cộng đồng khó khăn nhất. Ví dụ năm nay chúng tôi sẽ hỗ trợ việc nâng cấp một trạm y tế ở Thanh Hóa, xây dựng phòng học mới ở Thái Bình và đào tạo về bảo vệ môi trường và xử lý rác thải ở Ninh Bình", ông Borrowman nói.
Các khoản tài trợ này sẽ được cung cấp cho Ủy ban Nhân dân, Hội phụ nữ các địa phương hoặc các cơ quan, nhóm cộng đồng địa phương ở 11 tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Các dự án được tài trợ thuộc nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp và hỗ trợ sinh kế.
Trong năm tài khóa 2013-2014, Chương trình Tài trợ Trực tiếp đã tài trợ cho 14 dự án ở các tỉnh thành phía Bắc của Việt Nam, trong đó có dự án hợp tác quan trọng giữa Tổ chức CLAN, một tổ chức phi chính phủ của Úc và Bệnh viện nhi Trung Ương. Dự án đã giúp thành lập một câu lạc bộ cho 100 gia đình có trẻ em mắc bệnh ban đỏ hệ thống Lupus.
Việc thành lập Câu lạc bộ này mang đến cho các bậc cha mẹ có con em mắc bệnh cơ hội được giao lưu, gặp gỡ với các bác sĩ Úc và Việt Nam và tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc và giúp con em họ có được chất lượng sống tốt nhất.
Đại sứ quán Úc đã cung cấp hơn 150 khoản tài trợ trực tiếp cho các dự án cộng đồng tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam trong 13 năm qua.
Tổng lãnh sự quán Úc TP.Hồ Chí Minh quản lý Chương trình Tài trợ Trực tiếp cho các tỉnh phía Nam, tính từ Thừa Thiên Huế trở vào. Tổng cộng, trong năm tài khóa 2014-2015, chính phủ Úc dành 618.000 đôla Úc cho Chương trình Tài trợ Trực tiếp tại Việt Nam và 22 triệu đôla Úc cho chương trình này trên toàn cầu.
Mẫu đơn xin tài trợ cho Chương trình tài trợ Trực tiếp của tài khóa 2015-2016 dự kiến sẽ được đăng tải trên website của Đại sứ quán vào tháng 8/2015.
An Bình
Theo Dantri
Chủ tịch Cuba yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận, trả lại Guantanamo Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 28/1 đã nêu ra các điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, yêu cầu chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế kéo dài nửa thế kỷ qua, trả lại Vịnh Guantanamo và đưa Havana khỏi danh sách khủng bố. Chủ tịch Cuba Raul Castro. (Ảnh: AP) "Vấn đề chính vẫn chưa được giải...