Mỹ lần đầu tiên dùng tàu sân bay ở Địa Trung Hải tấn công IS
Những chiếc máy bay chiến đấu xuất phát từ tàu sân bay Mỹ ở Địa Trung Hải đã tấn công vào nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ trong khu vực Địa Trung Hải tham gia chiến dịch không kích các phần tử khủng bố tại các khu vực ở Trung Đông kể từ sau cuộc chiến Iraq hồi năm 2003.
Theo thông báo, các chiến đấu cơ Mỹ xuất kích từ tàu sân bay USS Harry S.Truman, sau khi tàu này di chuyển qua kênh đào Suez tới Địa Trung Hải. Tuy nhiên hải quân Mỹ không cho biết chi tiết vụ tấn công cũng như kết quả tiêu diệt IS.
Giới quan sát nhận định động thái trên của Mỹ là nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại Trung Đông, đồng thời nhằm giải tỏa mối lo ngại của các nghị sĩ Mỹ rằng hải quân nước này không duy trì hiện diện thường xuyên một tàu sân bay ở vùng Vịnh.
Hiện Hải quân Mỹ đang vận hành 3 tàu sân bay, gồm chiếc USS Dwight D.Eisenhower dự kiến sẽ tiến vào vùng Vịnh vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới; tàu USS John C.Stennis đang hoạt động ở Biển Đông và tàu USS Harry S.Truman vừa rời vùng Vịnh.
Hồi tháng 10.2015, sau khi các tàu sân bay USS Theodore Roosevelt rời Vùng Vịnh, Mỹ đã không có tàu sân bay hiện diện trong khu vực cho đến khi Truman đến.
Video đang HOT
Theo Danviet
Mỹ điều tàu sân bay tấn công IS từ Địa Trung Hải
Tàu sân bay USS Harry S. Truman ngày 3/6 đã lần đầu tiên triển khai chiến đấu cơ không kích các mục tiêu phiến quân Hồi giáo IS từ phía Đông Địa Trung Hải.
Theo Reuters, đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến tranh Iraq diễn ra năm 2003, Mỹ điều một tàu sân bay tấn công các mục tiêu ở Trung Đông.
Các chiến đấu cơ thực hiện nhiệm vụ chống IS đã cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman, khi tàu này đến Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez. Hiện chưa rõ các mục tiêu không kích ở Syria hay Iraq hay liệu các máy bay đã không kích trúng những mục tiêu nào.
Đây là động thái khẳng định khả năng thực hiện nhiệm tàu của tàu sân bay ngay cả khi phải triển khai từ khu vực này sang khu vực khác, quan chức hải quân Mỹ cho biết.
Tàu sân bay hạt nhân USS Harry S. Truman. Ảnh: AP.
Tàu sân bay USS Truman và các tàu khác trong nhóm tác chiến đóng vai trò chính trong chiến dịch chống IS nhưng vẫn phục vụ trong Hạm đội 5 của Mỹ cũng như hợp tác với tàu sân bay đồng minh Pháp, Charles de Gaulle.
Bên cạnh mở ra một hướng đi mới trong việc tấn công nhóm phiến quân Hồi giáo IS, đợt không kích từ tàu sân bay USS Truman được coi là câu trả lời của Mỹ trong khi Nga đang tăng cường quân sự và tầm ảnh hưởng trong khu vực, trang tin tức Stars and Stripes thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định.
Mỹ cũng gửi thông điệp đến mạnh mẽ trước sự chỉ trích của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ. Qua đó, Mỹ cam kết tăng cường chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria cũng như không chỉ phụ thuộc vào sân bay quân sự Incirlick ở Thổ Nhĩ Kỳ,
Trước đó, máy bay Mỹ và đồng minh chỉ cất cánh từ tàu sân bay ở Vịnh Ba Tư hoặc các sân bay quân sự ở Brahrain, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE. Địa Trung Hải vốn chỉ là nơi trung truyển các tàu sân bay Mỹ.
5 tàu chiến trong nhóm tác chiến tàu sân bay USS Truman chỉ vừa mới trở về sau 8 tháng hiện diện tại Vịnh Ba Tư. Lầu Năm Góc đã kéo dài hoạt động này trong một tháng để chờ đợi tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đến thay thế.
Mỹ đã cân nhắc việc đưa máy bay thực hiện nhiệm vụ chống IS từ Địa Trung Hải khi tàu sân bay USS Truman được triển khai đến Trung Đông tháng 12 năm ngoái. Ở thời điểm đó, Pháp cũng điều tàu sân bay Charles de Gaulle đến chống IS sau vụ khủng bố Paris,
Trong khi đó, Nga hiện sử dụng căn cứ không quân ở Latakia, Syria để tiến hành không kích các nhóm nổi dậy. Moscow cũng đưa hệ thống phòng không S-400 đến Latakia và tăng cường sự hiện diện tại cảng Tartus.
Mỹ coi động thái này của Nga cũng như hoạt động triển khai gần đây ở Trung Đông và Biển Đen là nỗ lực khôi phục tầm ảnh hưởng trong khu vực. Nhiều quốc gia Trung Đông quan ngại vũ khí Nga có thể đe dọa đến các tàu của lực lượng đồng minh cũng như ngăn không cho các nước này triển khai vũ khí đến gần Địa Trung Hải.
Nga hiện đã đưa hai tàu ngầm mới nhất chạy diesel-điện lớp Kilo đến căn cứ ở Biển Đen hồi năm ngoái, động thái nhằm mở rộng khả năng kiểm soát đến Địa Trung Hải. Một trong hai tàu ngầm này đã phóng tên lửa hành trình Kalibr nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên mặt đất ở Syria. Tàu ngầm Nga cũng được trang bị nhiều loại tên lửa Kalibr phiên bản chống hạm, có thể đe dọa đến tàu sân bay, quan chức hải quân Mỹ cho biết.
Cho đến nay, Washington duy trì quan điểm không phối hợp chống khủng bố cùng Moscow ở Syria. Tuy nhiên, theo bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ hiện đang tích cực duy trì liên lạc với Nga để tránh những sự cố có thể xảy ra.
Về cơ bản, chính phủ Syria và Nga đã ngầm cho phép Mỹ và các đồng minh tiến hành không kích IS và các nhóm khủng bố khác, theo Stars and Stripes.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ tấn công mục tiêu IS từ tàu sân bay ở Địa Trung Hải Mỹ vừa triển khai chiến đấu cơ không kích các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng từ một tàu sân bay ở Địa Trung Hải, lần đầu tiên thực hiện cuộc tấn công kiểu này kể từ khi chiến tranh Iraq bắt đầu năm 2003. Tàu sân bay USS Truman của Mỹ. Ảnh: USNavy Các chiến đấu cơ hôm nay xuất...