Mỹ lần đầu sơ tán công dân sau khi rút khỏi Afghanistan
4 công dân Mỹ rời Afghanistan bằng đường bộ trong chuyến sơ tán đầu tiên do Washington sắp xếp kể từ khi rút hết quân khỏi quốc gia Trung Á.
“Nhóm công dân Mỹ được chào đón bởi các nhà ngoại giao ở biên giới. Taliban nắm được thông tin về nỗ lực sơ tán và không cản trở họ”, quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho hay hôm nay, nhưng từ chối tiết lộ những người này được đón ở nước nào.
Giới chức Mỹ cho biết có thể nhiều công dân đã rời Afghanistan bằng những cách riêng sau ngày 31/8. Washington khẳng định đang giám sát chặt chẽ những cam kết của Taliban, trong đó có cho phép công dân Mỹ và những nước đồng minh được tự do rời khỏi Afghanistan.
Lực lượng Taliban tuần tra phía đông bắc Kabul hôm 6/9. Ảnh: AFP .
Chính phủ Mỹ ước tính còn hơn 100 công dân, phần lớn là người mang hai quốc tịch, vẫn còn ở trong lãnh thổ Afghanistan sau chiến dịch sơ tán quy mô lớn kéo dài hai tuần tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul. Hàng chục nghìn phiên dịch viên và những người làm việc cho Mỹ cùng thành viên gia đình họ cũng chưa thể rời lãnh thổ Afghanistan.
Hoạt động của sân bay Kabul chưa được nối lại, khiến đường bộ là phương án duy nhất để rời Afghanistan, chủ yếu qua Pakistan hoặc Iran.
Taliban mở chiến dịch quân sự chớp nhoáng đánh chiếm phần lớn lãnh thổ Afghanistan trong vài tuần qua, sau khi Mỹ và đồng minh rút khỏi quốc gia Trung Á. Taliban ngày 15/8 tiến vào Kabul mà không vấp phải sự kháng cự của quân chính phủ, hoàn thành kiểm soát lãnh thổ Afghanistan.
Chiến dịch di tản đường không của Mỹ và đồng minh kết thúc đêm 30/8 với khoảng 124.000 công dân nước ngoài và người Afghanistan được đưa khỏi quốc gia Trung Á.
Taliban nói IS không phải là mối đe dọa đối với Afghanistan
Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid vừa khẳng định tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) không phải là mối đe dọa đối với Afghanistan dù chân rết của IS mới đây tiến hành vụ đánh bom đẫm máu ở thủ đô Kabul.
Các tay súng ISIS-K trong một hình ảnh tuyên truyền của tổ chức này. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH NY POST
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Bild của Đức hôm nay 6.9, ông Mujahid đã đưa ra nhiều lý do để giải thích cho quan điểm của ông rằng IS không gây ra mối đe dọa cho Afghanistan, theo hãng tin TASS.
Ông Mujahid nói rằng IS ở Afghanistan không đến từ Iraq hay Syria, và chỉ một số lượng nhỏ người Afghanistan chịu ảnh hưởng của IS, chống lại các lực lượng nước ngoài đóng tại Afghanistan. Ông còn khẳng định tình trạng không có chính quyền Hồi giáo đã thúc đẩy IS tại Afghanistan chống lại lực lượng nước ngoài.
Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid phát biểu trước một đơn vị của Taliban tại sân bay ở Kabul ngày 31.8. Ảnh REUTERS
Ông Mujahid cam đoan rằng sau khi binh sĩ nước ngoài rút khỏi và Taliban lên nắm quyền, hệ tư tưởng cực đoan của IS sẽ không lan truyền khắp Afghanistan và đất nước này sẽ an toàn.
Ông Mujahid cũng nhấn mạnh một sự khác biệt lớn giữa Taliban và IS. Đó là Taliban "không bao giờ có ý tưởng tấn công nước ngoài hay các nhà ngoại giao nước ngoài và can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác". "Những gì chúng tôi làm trong 20 năm qua là nhằm đem lại độc lập cho đất nước chúng tôi", ông Mujahid nhấn mạnh.
Lãnh đạo phe đối lập Afghanistan sẵn sàng đối thoại với Taliban
Ông Mujahid đưa ra khẳng định trên sau khi tổ chức khủng bố ISIS-K, một nhánh trung thành với tổ chức IS, nhận trách nhiệm vụ đánh bom đẫm máu bên ngoài sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul vào chiều 26.8. Vụ đánh bom đó đã khiến hơn 170 người chết, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ, theo tờ The New York Times dẫn lời giới chức y tế ở Kabul. Một quan chức Taliban cũng cho hay có 28 thành viên của lực lượng này nằm trong số người thiệt mạng, theo Reuters.
ISIS-K do các tay súng tách ra từ lực lượng Taliban thành lập vài tháng sau khi IS tuyên bố lập nhà nước tự xưng ở Iraq và Syria vào năm 2014. Một năm sau đó, ISIS-K được giới lãnh đạo IS công nhận khi bắt đầu cắm rễ ở đông bắc Afghanistan, cụ thể là các tỉnh Kunar, Nangarhar và Nuristan.
Theo AFP, tổ chức ISIS-K đứng sau nhiều vụ tấn công chết chóc nhất trong vài năm qua, nhằm vào dân thường ở cả Afghanistan lẫn Pakistan, tại các thánh đường, quảng trường và thậm chí bệnh viện. Nhóm này đặc biệt nhằm vào những người Hồi giáo dòng Shiite.
NATO muốn sơ tán thêm dân Afghanistan Tổng thư ký Stoltenberg nói NATO sẽ tìm cách sơ tán thêm những người Afghanistan dễ bị tổn thương và duy trì liên lạc với Taliban. Jens Stoltenberg, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngày 3/9 cho biết nhiều người Afghanistan từng làm hợp tác với liên quân nước ngoài có thể gặp rủi ro từ Taliban...