Mỹ lần đầu công bố cảnh thử nghiệm UAV đặc biệt
Thông báo từ Boeing và hải quân Mỹ, nguyên mẫu MQ-25 đã có lần đầu tiên bay thử. Đây là dòng máy bay tiếp dầu không người lái trên hạm giúp tàu sân bay Mỹ an toàn hơn.
MQ-25 thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Nguyên mẫu máy bay không người lái (UAV) MQ-25 mang tên mã T1 và số hiệu dân sự N234MQ thực hiện chuyến bay dài hai tiếng dưới sự giám sát từ đài điều khiển mặt đất của các phi công thử nghiệm thuộc tập đoàn Boeing.
Máy bay hoàn thành các nội dung kiểm tra gồm cất hạ cánh tự động và bay theo lộ trình định sẵn, đáp ứng tiêu chuẩn của Cơ quan quản lý hàng không Mỹ (FAA).
Chuyến bay đầu tiên giúp kiểm tra tính năng bay cơ bản và khả năng kết nối giữa phi cơ với đài điều khiển. Hoạt động này diễn ra một năm sau khi hải quân Mỹ giao hợp đồng trị giá 805 triệu USD cho Boeing để thiết kế, nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, bàn giao và bảo đảm kỹ thuật cho 4 chiếc MQ-25.
Video đang HOT
Đại tá Chad Reed, giám đốc Chương trình Máy bay không người lái trên hạm của hải quân Mỹ, cho biết: “Đây là cột mốc quan trọng với hải quân Mỹ, giúp phát triển khả năng thay đổi cuộc chơi cho các chỉ huy không đoàn trên hạm và nhóm tác chiến tàu sân bay”.
Boeing và Bộ Quốc phòng Mỹ theo đuổi chương trình máy bay không người lái trên hạm từ năm 2006, với mục đích ban đầu là phát triển một máy bay ném bom tàng hình tầm xa, sau đó chuyển thành máy bay tấn công kiêm do thám và cuối cùng là máy bay tiếp liệu trên không được định danh là MQ-25.
Hải quân Mỹ hy vọng, khi chính thức đi vào hoạt động, MQ-25 sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ công cụ hiệu quả để hóa giải một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của các đối thủ.
Ngoài nhiệm vụ chính là tiếp liệu, máy bay cũng có thể thực hiện nhiệm vụ do thám và giám sát cũng như khả năng hoạt động như xe tải bay”, ông Joseph Mulloy tiết lộ.
Thủy Tiên (T/h)
Theo doisongphapluat
Tập đoàn Boeing hoãn bàn giao dòng máy bay thân rộng 777X
Quyết định hoãn bàn giao dòng máy bay thân rộng 777X được Boeing Co. đưa ra giữa lúc dòng 737 MAX của tập đoàn vẫn đang bị cấm bay kể từ tháng Ba đến nay.
Dòng máy bay thân rộng 777X. (Nguồn: CNN)
Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới Boeing Co. của Mỹ ngày 14/8 thông báo hoãn kế hoạch bàn giao dòng máy bay thân rộng 777X cho khách hàng, trong bối cảnh tập đoàn này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng liên quan dòng 737 MAX cũng như các vấn đề về động cơ của dòng 777X.
Quyết định hoãn bàn giao dòng máy bay thân rộng 777X được đưa ra giữa lúc dòng 737 MAX của Boeing vẫn đang bị cấm bay kể từ tháng Ba đến nay.
Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng phải đối mặt với vấn đề liên quan đến động cơ của dòng máy bay thân rộng 777X, nguyên nhân khiến Boeing phải lùi thời điểm thực hiện chuyến bay đầu tiên của dòng 777-9 đến năm 2020.
Việc tạm hoãn bàn giao dòng 777X đã ảnh hưởng đến khả năng của Boeing chuyển giao máy bay thân rộng 777-8 theo kế hoạch để hãng hàng không Qantas Airways triển khai kế hoạch thực hiện các chuyên bay 21 tiếng không nghỉ chặng Sydney-London.
Dòng máy bay 737 MAX hiện vẫn bị cấm bay trên toàn cầu sau hai vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng khiến hơn 300 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Boeing cùng với nhiều hãng hàng không trên thế giới hiện đang nỗ lực khắc phục các vấn đề kỹ thuật của 737 MAX, trước khi có thể đưa dòng máy bay này quay trở lại phục vụ hàng khách.
Trong tháng Bảy vừa qua, Boeing đã thông báo khoản lỗ hàng quý lớn nhất từ trước tới nay do chi phí giải quyết cuộc khủng hoảng mang tên 737 MAX.
Ngoài ra, Boeing cảnh báo sẽ ngừng sản xuất hoàn toàn dòng máy bay 737 MAX nếu các cơ quan quản lý hàng không trên thế giới không cho phép dòng này bay trở lại.
Nhiều hãng hàng không trên thế giới, vốn phải hoãn khai thác dịch vụ đối với máy bay 737 MAX, đang yêu cầu Boeing bồi thường cho những tổn thất do dòng máy bay này bị cấm bay trên toàn cầu./.
Theo Q.Chung (TTXVN/Vietnam )
Chương trình phát triển tiêm kích đắt đỏ nhất của Mỹ đã 'hỏng bét'? Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khen F-35 là tuyệt vời nhưng chê quy trình sản xuất hỗn loạn và tồn tại nhiều vấn đề về mặt hệ thống liên quan tới việc thiếu linh kiện rời và chi phí của mỗi giờ bay đắt đỏ. Tiêm kích F-35 của Mỹ. Ảnh: Getty Tuyên bố của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick...