Mỹ lần đầu bán tiêm kích F-35 thử nghiệm
Mỹ xuất khẩu tới Israel một chiếc F-35I chuyên dùng thử nghiệm công nghệ, đánh dấu lần đầu Washington chuyển cho nước ngoài nguyên mẫu như vậy.
“Ngày 11/11 là thời điểm khởi đầu kỷ nguyên mới tại Trung tâm Thử nghiệm Bay (FTC) của không quân Israel. Lần đầu tiên trong 14 năm, một loại tiêm kích độc nhất vô nhị được trang bị nhiều tính năng thử nghiệm tiên tiến đã hạ cánh tại căn cứ này”, Bộ Quốc phòng Israel ra thông cáo cho hay.
Không quân Israel mô tả đây là “sự kiện mang tính lịch sử” và cột mốc quan trọng trong quá trình biên chế và cải tiến lực lượng F-35. Tiêm kích F-35I thử nghiệm đáp xuống căn cứ FTC mang số hiệu 924 và được gắn nhiều miếng đánh dấu trên thân. Máy bay sẽ được dùng để thử nghiệm những loại vũ khí, cảm biến và cấu hình chiến đấu mới cho phi đội F-35I của Israel.
Nguyên mẫu thử nghiệm F-35I hạ cánh xuống căn cứ FTC hôm 11/11. Ảnh: IAF .
Israel yêu cầu được tích hợp nhiều công nghệ nội địa vào tiêm kích F-35 với lý do liên tục ở trong tình trạng xung đột quân sự, đòi hỏi phi đội F-35 phải có nhiều điểm vượt trội về công nghệ và khả năng hậu cần. Nhà sản xuất Lockheed Martin chấp nhận yêu cầu, cho ra đời phiên bản riêng với tên gọi F-35I “Adir” (Người vĩ đại) dựa trên mẫu F-35A cho không quân Mỹ.
Video đang HOT
Israel là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa máy bay F-35. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không được quyền tiếp cận và thay đổi toàn bộ công nghệ trong chương trình Adir”, chỉ huy phi đoàn FTC cho hay.
“Nguyên mẫu này là chiếc đầu tiên được Mỹ chế tạo, dựa trên yêu cầu của chúng tôi. Nó vẫn sở hữu khả năng tác chiến đầy đủ và hoàn toàn có thể được hoán cải thành tiêm kích chiến đấu, thay vì chỉ dùng để kiểm tra tính năng khí động học”, chỉ huy này nói thêm.
Israel đặt mua 25 tiêm kích F-35 đầu tiên vào tháng 9/2008 với mức giá 200 triệu USD/chiếc. Sau một năm, giá được giảm đáng kể xuống một nửa, khi Israel đặt mua thêm 50 chiếc và đã nhận bàn giao 26 máy bay.
Một trong những công nghệ then chốt trên F-35I là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) do Israel tự phát triển, với khả năng lấy dữ liệu từ các cảm biến trên máy bay, nhưng không tương tác với hệ thống máy tính của F-35I. Hệ thống C4I sẽ chuyển thông tin cho các khí tài khác, đặc biệt là các tiêm kích, thông qua đường truyền dữ liệu để giúp phát hiện, nhận dạng và tấn công mục tiêu đối phương.
Trang bị vũ khí cho F-35I phần lớn sẽ là sản phẩm do Israel tự sản xuất. Máy bay có thể mang bom dẫn đường SPICE 1000 nội địa thay cho bom JDAM. SPICE là cụm thiết bị dẫn đường gắn ngoài bom tương tự JDAM, nhưng được trang bị cả hệ thống dẫn đường vệ tinh và đầu dò quang – điện tử.
F-35I cũng sẽ mang tên lửa đối không dùng đầu dò hồng ngoại Python-5, thay cho mẫu AIM-9X Sidewinder của Mỹ. Khả năng khóa sau phóng (LOAL) của tên lửa này giúp nó triển khai từ khoang vũ khí trong thân F-35I và tự khóa mục tiêu sau khi rời bệ phóng. Các tên lửa đối không đời cũ thường đòi hỏi phi công khóa và bám bắt mục tiêu trước khi phóng, điều khó có thể thực hiện với tên lửa giấu trong thân.
Không quân Israel cũng yêu cầu Lockheed Martin bổ sung khả năng mang hai thùng dầu phụ loại 1.600 lít cho phiên bản Adir, giúp tăng 36% lượng dầu và tầm hoạt động của máy bay.
Mỹ cân nhắc "xuất xưởng" 50 tiêm kích F-35 cho UAE, dự kiến thu về 10 tỉ USD
Sau khi được thông báo chính thức, Quốc hội Mỹ có thể đồng thuận hoặc ngăn chặn việc mua bán này.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa tuyên bố chấp thuận thương vụ bán 50 chiếc máy bay tiêm kích F-35 cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đồng thời cho biết sẽ cố gắng đảm bảo duy trì lợi thế quân sự cho Israel. Thỏa thuận này có giá trị lên đến 10 tỉ USD.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Enge xác nhận một thông báo không chính thức đã được gửi tới Quốc hội vào hôm 30-10. "Khi Quốc hội xem xét thương vụ này, cần phải chắc chắn rằng những thay đổi mới sẽ không khiến lợi thế quân sự của Israel gặp rủi ro" - ông tiết lộ.
Tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Reuters
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đặt ra mục tiêu để đưa ra thông báo chính thức về thỏa thuận với UAE trong những ngày tới. Sau khi được thông báo chính thức, Quốc hội Mỹ có thể đồng thuận hoặc ngăn chặn việc mua bán này.
Thông thường, quy trình thông qua giao dịch mua bán mặt hàng phức tạp như máy bay F-35 sẽ mất khoảng 40 ngày, nhưng chính quyền Washington đang cố gắng để rút ngắn thời gian xuống chỉ còn vài ngày nhằm đáp ứng mục tiêu đạt được thỏa thuận trước ngày Quốc khánh của UAE.
Trước đó, vào tháng 9, Mỹ và UAE đã bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận cho thương vụ mua bán máy bay tiêm kích tàng hình F-35 vào đúng ngày Quốc khánh của UAE, được tổ chức vào ngày 2-12 hằng năm.
Trong khi đó, bất kỳ thỏa thuận bán vũ khí nào giữa Mỹ với các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông khác đều phải đáp ứng thỏa thuận lâu dài với Israel rằng thương vụ ấy không làm suy giảm lợi thế quân sự của Israel. Israel ban đầu tỏ ra dè dặt trước thương vụ này cho đến tuần trước, chính quyền nước này đã rút lại những phản đối của mình sau khi chắc chắn rằng Mỹ sẽ đảm bảo duy trì ưu thế quân sự của Tel Aviv.
Theo đó, Washington phải đảm bảo rằng loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Israel "có chất lượng vượt trội" so với vũ khí được bán cho các nước láng giềng.
Máy bay chiến đấu Israel tấn công các cơ sở của Hamas tại Dải Gaza Bộ Quốc phòng Israel xác nhận đã điều các máy bay chiến đấu tấn công một số mục tiêu nghi là cơ sở của lực lượng Hamas tại Dải Gaza vào rạng sáng 23/10. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Big News Network) Bộ Quốc phòng Israel xác nhận đã điều các máy bay chiến đấu tấn công một số mục tiêu...