Mỹ kỳ vọng Trung Quốc tham gia hội đàm về THAAD
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken ngày 29.3 cho biết ông kỳ vọng Trung Quốc sẽ chấp thuận đề xuất tham gia hội đàm bàn về hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Mỹ muốn triển khai đến Hàn Quốc.
Trung Quốc phản đối THAAD vì hệ thống này có phạm vi hoạt động vượt xa lãnh thổ Triều Tiên, sang Trung Quốc – Ảnh: AFP
“Chúng tôi nhận thấy Trung Quốc có thể không tin chúng tôi, nhưng chúng tôi đề xuất hội đàm với Trung Quốc để lý giải về việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc và kỳ vọng Bắc Kinh sẽ chấp thuận đề xuất này”, ông phát biểu tại tổ chức nghiên cứu chính sách Brookings Institution ở thủ đô Washington (Mỹ).
Theo ông Blinken, việc triển khai THAAD đến Hàn Quốc là cần thiết cho đến khi Triều Tiên thay đổi hành vi của nước này, và việc này “không nhằm vào Trung Quốc”.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến đến Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ngày 31.3. Chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của Triều Tiên dự kiến là “điểm nóng” trong thượng đỉnh lần này.
Mỹ và Hàn Quốc nhất trí bắt đầu hội đàm về việc triển khai THAAD hồi tháng rồi sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 4 vào ngày 6.1 và phóng tên lửa tầm xa vào ngày 7.2.
Trung Quốc đã ủng hộ những biện pháp trừng phạt quốc tế nhắm vào Triều Tiên, vốn là đồng minh lâu năm của Bắc Kinh, sau hai đợt thử nghiệm kể trên. Tuy nhiên Trung Quốc phản đối THAAD vì radar của hệ thống này có phạm vi hoạt động vượt xa Triều Tiên, sang Trung Quốc. Bắc Kinh xem đây là mối đe dọa an ninh đối với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 31.3 để thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, trước khi có buổi hội đàm riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thế giới tiến xa trong nỗ lực cải thiện an ninh hạt nhân
Tối 28.3, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo trực tuyến với phóng viên trong khu vực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ tư sẽ diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) từ 31.3 - 1.4.
Một ngôi nhà tại làng Zalesye bỏ hoang, gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine). Khu vực xung quanh Chernobyl hiện vẫn bị cách ly sau vụ hỏa hoạn và nổ tại một lò phản ứng hạt nhân vào năm 1986, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh: Reuters
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu mở đầu cuộc họp báo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách hợp tác hạt nhân dân sự và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Thomas Countryman nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị trong chiến lược của Mỹ ngăn cản khủng bố sở hữu vật liệu nhiệt hạch để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Diễn ra 2 năm một lần theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2009, ông Countryman cho biết sự kiện năm nay sẽ mang tính tổng kết những thành quả đạt được trong thời gian qua. Trong đó, thế giới đã loại bỏ các kho plutonium và uranium làm giàu cũng như cải thiện mạnh khâu bảo vệ an ninh tại các nước sở hữu vật liệu nhiệt hạch.
Cụ thể, plutonium và uranium làm giàu đã bị loại bỏ hoặc vô hiệu hóa tại hơn 50 cơ sở thuộc 30 quốc gia, với số vật liệu có thể chế tạo 130 vũ khí hạt nhân. Hơn 32 cơ sở sản xuất và xử lý vật liệu hạt nhân được nâng cấp năng lực bảo vệ trong khi các cửa khẩu hải quan, phi trường và cảng biển được tăng cường các thiết bị an ninh phát hiện phóng xạ.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã ký kết thỏa thuận với 14 nước để theo dõi những giao dịch liên quan đến hạt nhân và vật liệu phóng xạ.
Bên cạnh đó, theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị để bàn về các vấn đề nổi cộm trong khu vực. Ngoài ra, khác với 3 lần trước, Nga từ chối tham gia hội nghị năm nay.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Tướng Trung Quốc chỉ trích Triều Tiên 'vong ân bội nghĩa' Tướng không quân Trung Quốc Kiều Lương vừa mạnh miệng chỉ trích chính quyền Bình Nhưỡng là "vong ân bội nghĩa", không còn chịu chấp thuận các yêu cầu của Trung Quốc nữa. Các chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên đang làm cộng đồng quốc tế lo ngại - Ảnh: AFP "Trong suốt nửa thế kỷ qua, tất cả những...