Mỹ ký thỏa thuận quốc phòng với Papua New Guinea
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 22.5 ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Mỹ với Papua New Guinea, giúp mở rộng năng lực quốc phòng của quốc gia Thái Bình Dương trong khi Washington gia tăng hiện diện.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Papua New Guinea Win Bakri Daki ngày 22.5 ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa hai nước tại thủ đô Port Moresby của quốc gia Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Antony Blinken (trái) và Bộ trưởng Win Bakri Daki giơ văn kiện sau khi ký trước sự chứng kiến của Thủ tướng James Marape. Ảnh AFP
Theo AFP, thỏa thuận cho phép lực lượng Mỹ tiếp cận các sân bay và cảng của Papua New Guinea giữa lúc cạnh tranh sức ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực. Hai nước cũng được phép lên tàu của nhau, chia sẻ kỹ thuật chuyên môn và tuần tra chung trên biển.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Blinken nói rằng thỏa thuận sẽ giúp mở rộng năng lực quốc phòng của Papua New Guinea, tăng cường khả năng ứng phó thảm họa, hỗ trợ nhân đạo và tạo điều kiện để lực lượng hai nước huấn luyện cùng nhau. “Thỏa thuận này sẽ hoàn toàn minh bạch”, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh.
Trong cuộc gặp Thủ tướng nước chủ nhà James Marape, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố Mỹ sẽ thắt chặt mối quan hệ đối tác với Papua New Guinea trên mọi lĩnh vực. Hai bên đã thảo luận về việc phát triển kinh tế, khủng hoảng khí hậu và tầm quan trọng của việc Mỹ duy trì quan hệ với khu vực Thái Bình Dương.
Theo Reuters, hai bên còn ký một thỏa thuận riêng về việc tăng cường giám sát vùng đặc quyền kinh tế của Papua New Guinea thông qua các chuyến tuần tra của Tuần duyên Mỹ, ngăn chặn các hoạt động đánh bắt trái phép.
Thủ tướng Marape nói thỏa thuận sẽ tăng cường an ninh kinh tế của Papua New Guinea khi trao cho lực lượng nước này năng lực giám sát trên biển, “điều chúng tôi chưa từng có từ năm 1975″, năm nước này giành độc lập.
Mỹ sẽ cung cấp khoản quỹ 45 triệu USD để tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế với Papua New Guinea, gồm cung cấp thiết bị cho lực lượng phòng vệ, hỗ trợ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, chống tội phạm xuyên quốc gia và bệnh HIV/AIDS. Ngoại trưởng Blinken nói việc hợp tác của các doanh nghiệp sẽ mang lại hàng chục tỉ USD đầu tư cho Papua New Guinea.
Biểu tình xảy ra tại một số trường đại học ở Papua New Guinea trong ngày nhằm phản đối thỏa thuận và giới chính trị gia đối lập cũng tỏ ra lo ngại về phản ứng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ tướng Marape nhấn mạnh việc ký thỏa thuận không cản trở Papua New Guinea hợp tác với Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng.
Các phe phái Sudan đạt thỏa thuận ngừng bắn 7 ngày
Các phe phái đang giao tranh ở Sudan ngày 20.5 đã ký thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày sau 6 tuần giao tranh khiến đất nước này rơi vào hỗn loạn.
Khói bốc lên tại chợ Omdurman ở Omdurman, Sudan ngày 17.5. Ảnh REUTERS
Reuters dẫn lại tuyên bố chung của Mỹ và Ả Rập Xê Út, các bên bảo trợ đàm phán, ngày 20.5 cho biết lệnh ngừng bắn ở Sudan sẽ có hiệu lực lúc 21 giờ 45 phút ngày 22.5.
Nhiều thỏa thuận ngừng bắn trước đó đã bị phá vỡ. Tuy nhiên, thỏa thuận lần này sẽ được cơ chế giám sát do Mỹ, Ả Rập và cộng đồng quốc tế hỗ trợ thực thi.
Thỏa thuận cũng kêu gọi phân phối hỗ trợ nhân đạo, khôi phục các dịch vụ thiết yếu và rút các lực lượng khỏi bệnh viện và những cơ sở công khác.
"Đã đến lúc phải ngưng tiếng súng để người dân được hỗ trợ nhân đạo. Tôi kêu gọi cả hai bên duy trì thỏa thuận này - cả thế giới đang theo dõi", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói.
Hai nhân vật ở tâm điểm xung đột phe phái Sudan là ai?
Cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã kéo dài sang tuần thứ 6, làm sụp đổ trật tự. Dự trữ thực phẩm, tiền mặt và nhu yếu phẩm đang cạn kiệt nhanh chóng. Các ngân hàng, đại sứ quán, kho viện trợ và thậm chí cả nhà thờ đã bị cướp bóc hàng loạt.
Các nhóm viện trợ cho biết họ không thể hoạt động ở thủ đô Khartoum của Sudan do không có hành lang an toàn và đảm bảo an ninh cho nhân viên.
DW dẫn lại thông báo của Bộ Ngoại giao Qatar ngày 20.5 cho biết Đại sứ quán Qatar tại Sudan đã bị một nhóm có vũ trang lục soát.
"Qatar lên án mạnh mẽ nhất việc các lực lượng vũ trang xông vào và phá hoại tòa nhà đại sứ quán của chúng tôi ở Khartoum", Bộ Ngoại giao Qatar cho biết.
"Các nhân viên đại sứ quán trước đó đã được sơ tán và... không có nhà ngoại giao hay nhân viên đại sứ quán nào bị tổn hại", theo tuyên bố.
Các đại sứ quán của Jordan, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ ở Sudan cũng đã bị tấn công trong những tuần gần đây.
Trong ngày 20.5, các cuộc không kích tiếp tục được ghi nhận ở các thành phố Omdurman ở miền nam và Bahri ở miền bắc Sudan. Theo các nhân chứng, một số cuộc tấn công diễn ra gần đài truyền hình nhà nước ở Omdurman.
Lực lượng RSF thường cài cắm trong các khu dân cư. Do vậy, quân đội Sudan đã không kích gần như liên tục vào những nơi này.
Các nhân chứng ở Khartoum cho biết tình hình tương đối yên tĩnh, mặc dù vẫn còn các tiếng súng lẻ tẻ.
Tuy vậy, trong những ngày gần đây, giao tranh lại bùng phát ở khu vực Darfur, đặc biệt là tại các thành phố Nyala và Zalenjei.
Trong các tuyên bố cuối ngày 19.5, cả hai bên đều đổ lỗi cho bên còn lại đã châm ngòi cho cuộc giao tranh ở Nyala, một trong những thành phố lớn nhất của Sudan. Tình hình ở Nyala vốn đã tương đối yên bình trong nhiều tuần do một thỏa thuận ngừng bắn địa phương làm trung gian.
Cuộc xung đột bắt đầu ngày 15.4 đã khiến gần 1,1 triệu người Sudan phải di tản trong nước và sang các nước láng giềng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 705 người đã thiệt mạng và ít nhất 5.287 người bị thương do giao tranh.
Mỹ - Đài Loan đạt thỏa thuận bước đầu trong sáng kiến thương mại mới Hãng Reuters ngày 19.5 đưa tin Mỹ và Đài Loan đã ký kết thỏa thuận ban đầu của Sáng kiến Thương mại Thế kỷ 21 được hai bên công bố vào tháng 6 năm ngoái. Đây cũng là thỏa thuận thương mại song phương đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đài CNN dẫn thông báo từ Văn phòng Đại diện...