Mỹ kỷ luật 16 quân nhân không kích nhầm bệnh viện Afghanistan
16 quân nhân Mỹ đã bị kỷ luật vì vụ đánh bom nhầm một bệnh viện tại Afghanistan hồi tháng 10/2015 khiến 42 người thiệt mạng.
42 bác sĩ và bệnh nhân đã thiệt mạng trong cuộc không kích nhầm của Mỹ tại một bệnh viện ở Afghanistan.
Thông tin trên được các quan chức quân đội Mỹ thông báo ngày 28/4.
Theo một cuộc điều tra của quân đội Mỹ, vụ không kích nhầm bệnh viện của Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) trong chiến dịch tái chiếm thành phố Kunduz từ tay lực lượng Taliban là do “lỗi của con người”.
Video đang HOT
Theo đó, một máy bay chiến đấu mang súng AC-130 đã không kích nhầm bệnh viện gần một tòa nhà chính phủ đang bị Taliban chiếm đóng. Trong khi đó, Tổ chức Bác sĩ Không biên giới cho biết họ nhiều lần liên lạc với lực lượng không kích do Mỹ dẫn đầu để báo cáo về tình trạng đang bị tấn công của mình.
Lầu Năm Góc sẽ công bố bản báo cáo chi tiết điều tra vào hôm nay 29/4 (theo giờ Mỹ).
AP dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết 16 quân nhân trên chỉ bị kỷ luật, không có trường hợp nào bị buộc tội hình sự. Các quân nhân bao gồm một số lính đặc nhiệm và một tướng quân đội bị phạt hành chính, bao gồm khiển trách. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của những người có liên quan đến vụ việc.
Vĩnh Kỳ Theo BBC, AP
Theo_Hà Nội Mới
Quân đội Syria bác bỏ cáo buộc không kích trúng bệnh viện ở Aleppo
Quân đội Syria đã bác bỏ cáo buộc cho rằng các máy bay chiến đấu của họ không kích trúng một bệnh viện ở phía tây nam, thành phố Aleppo.
Quân đội Syria bác bỏ cáo buộc không kích trúng bệnh viện ở Aleppo
Theo Đài quan sát nhân quyền Syria, một loạt các cuộc không kích đã nhắm trúng bệnh viện al-Quds trong một khu vực đang xảy ra chiến sự ở thành phố Aleppo vào sáng 28-4, giết chết ít nhất 27 người, trong đó có 3 trẻ em và 6 nhân viên bệnh viện. Được biết, bệnh viện này được hỗ trợ bởi Tổ chức bác sỹ không biên giới (MSF).
Trưởng đoàn đàm phán của phe đối lập Syria Mohammed Alloush đổ lỗi cho quân của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tiến hành các cuộc tấn công trên, và nói rằng vụ bạo lực mới nhất này cho thấy "môi trường không có lợi cho bất kỳ hành động chính trị nào".
Quân đội Syria dứt khoát bác bỏ, không chấp nhận cáo buộc này.
Trong khi đó, Ủy ban Chữ thập đỏ (ICRC) cảnh báo rằng, các cuộc chiến hoành hành gần đây ở Aleppo làm cho tình cảnh hỗ trợ nhân đạo cho hàng chục ngàn cư dân trong thành phố trở nên tồi tệ hơn.
Ông Jan Egeland, Chủ tịch nhóm hỗ trợ quốc tế Syria (ISSG), lo ngại về tình hình ở Aleppo, và cảnh báo rằng, cuộc sống của hàng triệu người Syria đang bị đe dọa, có nguy cơ bị phá vỡ.
Phát biểu sau một cuộc họp với ISSG tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Egeland nói: "Tình hình thảm khốc ở Aleppo trong vòng 24-48 giờ qua, đồng thời cả ở Homs, đã được báo cáo trực tiếp cho các thành viên của ISSG hôm nay. Tất cả đều ghi nhận mức độ tình hình vô cùng nghiêm trọng".
Sau các vụ việc mới nhất xảy ra ở Aleppo, ông Staffan de Mistura, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria cho biết, thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 27 - 2 trên toàn Syria đang trong tình trạng "thoi thóp".
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc sẽ dùng Hồ sơ Panama để đả hổ? Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc đang tiến hành điều tra trong nội bộ đảng đối với các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên. Động thái trên được đưa ra sau khi Hồ sơ Panama được công bố. Theo đó, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung Quốc sẽ xem các quan chức nói trên hoặc...