Mỹ ký Hiệp ước kiểm soát buôn bán vũ khí toàn cầu
Mỹ – quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới – đã chính thức ký tham gia Hiệp ước kiểm soát hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu (ATT), trở thành nước thứ 91 trên thế giới ký tham gia hiệp ước này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại lễ ký ATT ngày 25/9.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 25/9 đã thay mặt chính phủ Mỹ ký ATT bên lề kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc bất chấp sự phản đối mạnh mẽ tại Thượng viện, nơi văn kiện này cần phải được thông qua.
Phát biểu sau lễ ký, ông Kerry khẳng định ATT là một “bước đi quan trọng” nhằm đảm bảo an toàn cho thế giới và là một đột phá trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình toàn cầu.
“Hiệp ước này sẽ giúp vũ khí không rơi vào tay những kẻ khủng bố và các thành phần bất hảo. Nó cũng giúp giảm bớt nguy cơ vận chuyển xuyên quốc gia các vũ khí thông thường có thể được sử dụng thực hiện những tội ác dã man nhất thế giới. Điều này giúp người Mỹ an toàn và nước Mỹ mạnh mẽ”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
Ông Kerry cũng tin tưởng ATT sẽ thúc đẩy các mục tiêu nhân đạo quan trọng và không hủy hoại tính hợp pháp của hoạt động mua bán vũ khí quốc tế.
Để trấn an dư luận trong nước lo ngại ATT có thể vi phạm quyền sở hữu vũ khí của người Mỹ, ông Kerry khẳng định hiệp ước này không kiểm soát hoạt động buôn bán vũ khí trong nước.
Video đang HOT
Như vậy, nếu được Thượng viện thông qua, Mỹ sẽ là thành viên thứ 91 tham gia hiệp ước kiểm soát buôn bán vũ khí toàn cầu. Do là nước buôn bán vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm tới 30% doanh số mua bán vũ khí toàn cầu ước tính vào khoảng 90 tỷ USD, nên động thái trên của Washington có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của hiệp ước, mặc dù vẫn còn nhiều nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu khác chưa tham gia, trong đó có Nga và Trung Quốc.
Hiệp ước ATT được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua hồi tháng 4 vừa qua với 154 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 23 phiếu trắng. Hiệp ước nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán các loại vũ khí thông thường lên đến 80 tỷ USD mỗi năm và đình chỉ cung cấp vũ khí cho những quốc gia bị coi là sử dụng vũ khí để lạm dụng nhân quyền.
Các loại vũ khí được kiểm soát bao gồm từ xe tăng, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, tên lửa đến các loại súng tấn công hạng nhẹ.
Theo kế hoạch, ATT sẽ có hiệu lực sau 90 ngày với ít nhất 50 quốc gia ký kết và phê chuẩn. Các tổ chức quốc tế ủng hộ việc kiểm soát súng đạn hy vọng, trong kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần này sẽ có hơn 100 quốc gia tham gia ký kết hiệp ước. Mới đây nhất, ngày 25/9, Thượng viện Italia đã thông qua hiệp ước. Italia là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới và là thành viên đầu tiên của EU phê thuẩn ATT.
Theo ước tính, cứ mỗi phút trên thế giới lại có một người thiệt mạng do bạo lực vũ trang. Do đó, ATT sẽ giúp ngăn chặn dòng chảy vũ khí và đạn dược không kiểm soát đang làm nóng các cuộc chiến, sự hung bạo và vi phạm quyền con người tại nhiều quốc gia.
Vũ Anh
Theo AFP
Châu Á sẽ vượt Mỹ trong chi tiêu quốc phòng
Các cường quốc châu Á đang tăng tốc để vượt Mỹ và trở thành những nước có chi phí quốc phòng lớn nhất thế giới vào năm 2021, thúc đẩy một "sự bùng nổ" trong buôn bán vũ khí toàn cầu.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Ấn Độ Tejas (giữa) và hai máy bay phản lực Rafale của Pháp tại một căn cứu không quân Ấn Độ. Ảnh: AFP
Theo nghiên cứu Cán cân Thương mại của công ty tư vấn quốc phòng và an ninh IHS Jane, buôn bán vũ khí toàn cầu đã tăng 30% lên 73,5 tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2012. Bất chấp tình hình kinh tế ảm đạm, mức tăng này có được là do đột biến xuất khẩu từ Trung Quốc và nhu cầu nhập khẩu lớn từ các nước như Ấn Độ. Con số này chắc chắn sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2012 với doanh thu đạt 28 tỷ USD, tăng từ 20,1 tỷ USD cách đây 4 năm. Trong khi đó, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới trong năm 2012, với mức tăng trưởng 70%, từ 3,1 tỷ USD lên 5,3 tỷ USD.
Paul Burton, một giám đốc cấp cao của IHS Jane, từng nghiên cứu về 34.000 chương trình mua sắm vũ khí cho biết: "Các khoản ngân sách đang chuyển dịch sang phía Đông và thương mại vũ khí đang trở nên ngày một cạnh tranh. Đây là sự bùng nổ lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến".
Mỹ đã và đang chiếm được phần lớn của chi phí quốc phòng thế giới trong vòng một thập kỷ qua, nhưng với việc ngân sách bị cắt giảm ở Washington và khi Mỹ rút quân khỏi các nước như Afghanistan, đến năm 2021, thị phần của Mỹ chỉ còn chiếm khoảng 30%, đứng thứ hai sau châu Á với 31%.
Nghiên cứu của IHS Jane cho biết, chi phí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, sẽ tăng 35% lên 501 tỷ USD trong vòng 8 năm tới, so với mức giảm 28% của Mỹ, còn 472 tỷ USD trong cùng thời gian.
Guy Anderson, nhà phân tích cao cấp của IHS Jane nói rằng: "Các công ty quốc phòng lớn của phương Tây không có lựa chọn nào khác, hoặc xuất khẩu hoặc thu hẹp. Tuy nhiên tình thế này cũng có thể là bước chuẩn bị cho cái chết của các công ty này. Những cơ hội ở phương Đông là con dao hai lưỡi".
Nghiên cứu cũng dự đoán rằng Israel sẽ bán được nhiều máy bay không người lái gấp đôi so với Mỹ trong năm 2014 và sẽ trở thành nước xuất khẩu máy bay không người lái lớn nhất vào cuối năm nay.
Năm 2012, Israel xếp thứ 6 trong danh sách các nước xuất khẩu vũ khí thế giới, với doanh thu 2,41 tỷ USD, tăng 74% so với doanh thu 1,38 tỷ USD của năm 2008, và khách hàng chủ yếu là Ấn Độ.
Việc chi phí quốc phòng của Trung Quốc gia tăng trong những năm vừa qua đang làm các nước láng giềng như Nhật Bản lo ngại. Hai nước gần đây bị cuốn vào một cuộc đối đầu về một chuỗi đảo không người sinh sống, bất chấp việc Trung Quốc không ngừng trấn an rằng không có gì đáng ngại.
Nhật Bản cũng như Ấn Độ và Hàn Quốc là những nước đang được các nhà sản xuất vũ khí như Lockheed Martin, Boeing and BAE Systems mời chào những chiếc phản lực chiến đấu và các trang bị khác để bù lại khoản ngân sách bị cắt giảm tại các thị trường ở phương Tây. Tuy nhiên, các vụ làm ăn như vậy có xu hướng đòi hỏi phải có đầu tư vào nền công nghiệp quốc phòng của nước mua.
Ấn Độ đang mặc cả với hãng Dassault Aviation của Pháp về đơn đặt hàng 12 tỷ USD để mua 126 máy bay chiến đấu và muốn 50% trong số đó phải được nhượng lại cho các công ty của Ấn Độ.
Trung Quốc dự kiến sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 64%, lên 207 tỷ USD vào năm 2021, so với tỷ lệ tăng chi phí quốc phòng tương ứng của Ấn Độ và Indonesia là 54% và 113%. Trung Quốc đang giảm dần số lượng vũ khí nhập khẩu trong khi cải thiện khả năng tự sản xuất.
Tuy nhiên kể từ năm 2008, dù xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng gấp đôi nhưng nước này vẫn bị Hàn Quốc vượt mặt, khi lượng xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc nhảy vọt 688%, đưa nước này vào top 20 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới với doanh thu lên đến 753 triệu USD.
Những nước châu Á muốn xây dựng nền công nghiệp quốc phòng rất có khả năng phát triển các thiết bị hiện đại như các máy bay tiêm kích và các tàu sân bay. Rất nhiều nước đã xuất khẩu được "các thiết bị tầm cỡ thế giới" cạnh tranh với sản phẩm cùng chủng loại của phương Tây trong vòng một thập kỷ tới, nhờ sẵn sàng chi cho quốc phòng, IHS Jane kết luận.
Theo VNE
Ấn Độ nhập thêm vũ khí từ Mỹ Chuyến thăm ba ngày từ 23 tới 25/6 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hứa hẹn sẽ mang đến một loạt các hợp đồng buôn bán vũ khí trị giá tới hàng tỷ USD giữa nước này và Ấn Độ Máy bay vận tải quân sự C-17 do Mỹ chế tạo. Ảnh: Wikipedia Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu...