Mỹ khuyến cáo không dùng ống tiêm Trung Quốc
Mỹ yêu cầu các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngừng dùng một số ống tiêm của hãng dược Trung Quốc Haiou do kém chất lượng.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 20/5 khuyến cáo không nên sử dụng ống tiêm 1ml với kim tiêm 25Gx1 và ống tiêm 1ml với kim tiêm 23Gx1 của do công ty Haiou Medical Apparatus của Trung Quốc sản xuất.
FDA cho biết họ đã nhận được báo cáo về vấn đề kém chất lượng của hai loại ống tiêm này, bao gồm việc kim bị rơi khỏi ống, mắc vào cánh tay bệnh nhân hay một số sự cố gây thương tích cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Một người cao tuổi được tiêm vaccine ở New Mexico, Mỹ hồi tháng 4. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Phát ngôn viên của FDA nói thêm các mẫu ống tiêm này đã được ngừng vận chuyển kèm bộ dụng cụ tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Mỹ từ ngày 22/3. Cơ quan này cho rằng việc ngừng sử dụng các mẫu ống tiêm của nhà sản xuất Trung Quốc không khiến chiến dịch tiêm chủng chậm trễ.
Erin Fox, giám đốc cấp cao về dược phẩm tại Đại học Y tế Utah, cho biết từng nhận được các ống tiêm này đi kèm lô vaccine Pfizer/ BioNTech như một phần của bộ dụng cụ tiêm chủng. Tuy nhiên, Fox cho biết hiện không còn sử dụng ống tiêm này nữa.
FDA từ ngày 30/4 đã ban hành cảnh báo nhập khẩu với các ống tiêm của công ty Trung Quốc để ngăn chúng được đưa vào Mỹ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trong số 329 triệu liều vaccine được chính phủ liên bang chuyển tới các bang, khoảng 257 triệu liều đã được tiêm tính tới giữa tháng này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 17/5 tuyên bố sẽ tặng 80 triệu liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia trong 6 tuần tới qua chương trình hỗ trợ Covax, gấp 5 lần bất kỳ nước này nào. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 33,8 triệu ca nhiễm và hơn 600.000 ca tử vong do nCoV.
Mexico dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 9
Ngày 18/5, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cam kết đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và yêu cầu cơ quan y tế hoàn thành chương trình tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi vào tháng 10 tới, trước khi mùa Đông tới nhằm tránh nguy cơ bùng phát dịch COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, Tổng thống Lopez Obrador cũng đề nghị Bộ Giáo dục nghiên cứu mở lại lớp học trực diện trên toàn quốc vào trung tuần tháng 6 tới, sau khi hoàn thành tiêm chủng cho toàn bộ đội ngũ giáo viên (trên 3 triệu người) vào ngày 28/5. Mexico đã đóng cửa các lớp học từ tháng 3/2020 đến nay.
Cùng ngày, Thứ trưởng Y tế Mexico Hugo Lopez-Gatell Ramirez thông báo quốc gia này sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với dịch COVID-19 vào tháng 9 tơi khi 75% dân số miễn dịch nhờ cơ thể tự sản sinh kháng thể hay thông qua tiêm chủng. Theo quan chức này, Mexico đang đẩy nhanh các hợp đồng mua vaccine ngừa COVID-19 đã ký kết với nhiều hãng dược phẩm trên thế giới. Mexico đã thanh toán khoảng 930 triệu USD trên tổng số 1,8 tỷ USD ngân sách để mua 250 triệu liều vaccine tiêm miễn phí cho người dân.
Theo kế hoạch tiêm chủng, Mexico đang tiến hành tiêm chủng cho người dân ở độ tuổi 50-59 tuổi sau khi tiêm ít nhất 1 mũi cho đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch và người ngoài 60 tuổi. Dự kiến trong tháng 7 tơi, nươc này sẽ tiêm cho độ tuổi từ 40-49 tuổi.
Tính tới thời điểm hiện tại, Mexico đã tiếp nhận gần 29 triệu liều vaccine các loại (gồm Pfizer, AstraZeneca, Sputnik V, CanSino và Sinovac) và đã tiêm cho trên 15,7 triệu người dân. Theo số liệu thống kê, Mexico hiện ghi nhận gần 2,4 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có trên 220 nghìn ca tử vong.
Trươc đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mexico thông báo các cơ quan chức năng của nước này và Mỹ đang thảo luận về việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại qua biên giới đường bộ chung từ ngày 22/6 tới. Theo thống kê của cơ quan cửa khẩu, mỗi ngày khoảng 1 triệu công dân của hai nước qua lại biên giới chung và giá trị biên mậu lên đến 1,7 tỷ USD.
Cùng ngày, hãng truyên hình CTV của Canada đưa tin thỏa thuận giữa Canada và Mỹ về việc hạn chế hoạt động đi lại không thiết yếu giữa biên giới chung hai nước sẽ được gia hạn thêm một tháng đến ngày 21/6, trong bối cảnh Canada đang đôi măt vơi làn sóng lây nhiễm thứ ba của dịch COVID-19.
Thỏa thuận trên được Mỹ và Canada nhất trí từ tháng 3/2020 và đã được gia hạn hàng tháng sau đó. Người lao động làm việc trong lĩnh vực thiết yếu như tài xế xe tải và nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp, cũng như các nhân viên chăm sóc y tê quan trọng sống và làm việc ở hai nươc được miễn các hạn chế này. Thủ tương Canada Justin Trudeau ngày 18/5 cho biêt viêc dơ bỏ các biên pháp hạn chế xã hội nói chung sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng và tỷ lê lây nhiêm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng duy trì ơ mưc thấp.
Theo CTV, tính đến chiêu 18/5, Canada đã ghi nhân 1.337.730 ca măc COVID-19, trong đó có 25.016 ca tử vong. Theo Cơ quan y tế công cộng Canada, trong 7 ngày qua, trung bình mỗi ngày nước này có thêm 5.700 ca mắc COVID-19, trong khi sô ca bênh năng vân tăng cao. Trung bình môi ngày có hơn 3.600 bênh nhân măc COVID-19 đang đươc điêu trị tại các bênh viên trên khăp cả nươc.
Giá trị trao đổi thương mại qua biên giới Canada-Mỹ ở mức khoảng 2 tỷ CAD (hơn 1,6 tỷ USD) mỗi ngày. Trước khi có thỏa thuận hạn chế trên, mỗi ngày đường biên giới dài 8.891 km này có 300.000 lượt người qua lại.
Lý do Mỹ chưa sẵn sàng chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 với các nước khác Mua nhiều và không sử dụng đến cũng rất nhiều, song tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa chia sẻ bất kỳ liều vaccine ngừa COVID-19 nào cho các nước còn lại của thế giới. Một trung tâm tiêm chủng được dựng trong sân vận động tại California. Ảnh: Bloomberg Dẫn dữ liệu được Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát...