Mỹ không thể cấm bộ phim báng bổ đạo Hồi
Khi các cuộc biểu tình bạo động chống Mỹ lan rộng ở các nước Hồi giáo, Mỹ lại không thể truy tố những kẻ có lời lẽ xúc phạm tôn giáo, như tác giả bộ phim báng bổ đạo Hồi, do Hiến pháp Mỹ bảo vệ rất chặt chẽ những quyền tự do của họ.
Người biểu tình phản đối bộ phim bên ngoài sứ quán Mỹ tại Cairo, Ai Cập
Bộ phim báng bổ đạo Hồi và đấng tiên tri Mohammad đã được quay ở Mỹ, với sự tài trợ của một nhà sản xuất có liên hệ đến Giáo hội Thiên chúa giáo Copte (Hội thiên chúa giáo Ả rập cổ). Nhà sản xuất này được xác định là ông Nakoula Basseley Nakoula, 55 tuổi, sống tại California. Nhưng vấn đề là nhà chức trách không thể truy tố những người làm phim cũng như cấm phát hành phim này.
Như lời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố ngày 14/9: ” Tôi biết rằng đối với một số người thật khó mà hiểu được tại sao Hoa Kỳ không thể cấm được loại video như thế. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều là, với những công nghệ hiện đại, không thể làm được điều đó. Mà cho dù có chặn được, thì đất nước chúng tôi có một truyền thống lâu dài về quyền tự do ngôn luận đã được ghi khắc trong Hiến pháp và các đạo luật của chúng tôi. Chúng ta không thể ngăn cản công dân bày tỏ quan điểm, cho dù chúng ta không đồng ý quan điểm đó”.
Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ rất chặt chẽ quyền tự do ngôn luận của mọi công dân, bất kể đó là ai và bất kể đó là quan điểm gì, kể cả những quan điểm biện minh cho hành vi bạo lực. Vì vậy Mỹ phải tìm cách khác để “xử lý” tác giả bộ phim đó.
Nhà sản xuất phim Nakoula Basseley Nakoula đã từng bị tuyên án 21 tháng tù vào năm 2010 vì tội lừa đảo ngân hàng và đang được tự do có điều kiện. Nhà chức trách Mỹ hôm qua cho biết đang “xét lại” những điều kiện tự do tạm này để xem ông ta có vi phạm gì hay không, chẳng hạn như ông ta có được quyền sử dụng một máy vi tính hay không, có được quyền truy nạp phim từ YouTube hay không.
Ngoài ra, Nakoula cũng có thể bị các diễn viên trong bộ phim này kiện ra tòa, vì họ khẳng định đã bị ông ta lừa, tức là đã lồng tiếng không giống với lời thoại gốc và đã che giấu mục tiêu thật sự của bộ phim.
Video đang HOT
Hôm qua, Nhà Trắng cũng đã yêu cầu công ty YouTube xem xét nội dung bộ phim báng bổ đạo Hồi để xem bộ phim đó có vi phạm những điều kiện sử dụng trên trang mạng này hay không.
Nhưng rõ ràng là có làm gì đi nữa thì đã quá trễ để chặn đứng làn sóng bạo động chống Mỹ đang lan rộng trong thế giới Hồi giáo. Nguy hiểm hơn nữa là phản ứng phẫn nộ đang bị tổ chức khủng bố al-Qaeda khai thác tối đa, để kích động dư luận Hồi giáo tấn công các nước phương Tây Thiên chúa giáo.
Theo Dantri
Mỹ triển khai quân ở các nước Hồi giáo
Al Qaeda, Taliban và Shebab cùng lên tiếng kích động chống Mỹ trên thế giới.
Ngày 15-9, cảnh sát Ý đã chỉ đạo củng cố an ninh tại các địa điểm của Mỹ, Anh và Đức ở Ý. Hội đồng Bảo an LHQ đã ra thông cáo lên án các vụ tấn công các đoàn ngoại giao tại nhiều nước Hồi giáo, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước này thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ các đoàn ngoại giao.
TT. Obama: Sẽ không khoan dung
Trả lời tạp chí Mỹ Foreign Policy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông báo quân đội Mỹ đang triển khai lực lượng cùng lúc ở 17, 18 điểm tại các nước Hồi giáo để sẵn sàng đối phó nếu các cuộc biểu tình ngoài vòng kiểm soát.
Theo tạp chí nêu trên, Lầu Năm góc đã điều động 50 lính thủy đánh bộ đến bảo vệ đại sứ quán Mỹ ở Sudan. Trước đó, 100 lính Mỹ đã được triển khai ở Libya và Yemen.
Trong bài phát biểu hằng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama đã kêu gọi người dân Mỹ không nên bi quan với hình ảnh bạo lực chống Mỹ trong thế giới Hồi giáo. Ông tố cáo mọi hành vi chống Hồi giáo nhưng ông khẳng định Mỹ không khoan dung với các vụ tấn công đại diện ngoại giao và công dân Mỹ ở nước ngoài.
Biểu tình tại Sydney (Úc ) ngày 15-9. Ảnh: THE AUSTRALIAN
Hãng tin AP cho biết đêm hôm trước, ông đã đến căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland để dự lễ hồi hương thi hài bốn công dân Mỹ thiệt mạng trong vụ lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi (Libya) bị tấn công, trong đó có thi hài Đại sứ Mỹ ở Libya Christopher Stevens. Ông nhấn mạnh lần nữa rằng thủ phạm vụ tấn công này sẽ bị đưa ra trước công lý.
Người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố Mỹ không có bất kỳ thông tin đáng khai thác nào cho thấy vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi đã được vạch kế hoạch.
Thông tin này trái ngược với phát biểu ngày 15-9 của Chủ tịch Quốc hội Libya Mohamed al-Megaryef. Ông nhận định rõ ràng không phải ban đầu là biểu tình hòa bình rồi sau đó biến thành vụ tấn công và khẳng định có yếu tố nước ngoài trong vụ tấn công này.
Đức Giáo hoàng Benedict XVI đang thăm Lebanon đã kêu gọi người dân Trung Đông nói không với bạo lực.
Biểu tình chống Mỹ ở Úc
Trong ngày 15-9, tổ chức Al Qaeda ở bán đảo Ả Rập tại Yemen đã kích động các tín đồ Hồi giáo loại trừ các nhà ngoại giao Mỹ trong các nước Ả Rập. Tổ chức này khẳng định vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Libya nhằm trả thù cho cái chết của Abu Yahya al-Libi, phó tướng của Al Qaeda.
Sau đó, đến lượt tổ chức Hồi giáo cực đoan Shebab ở Somalia kêu gọi dân Somalia tấn công người phương Tây để trả thù. Tại Pakistan, Taliban đã kêu gọi thanh niên Hồi giáo trên thế giới đứng lên phản đối bộ phim Mỹ sỉ nhục nhà tiên tri Mohammed.
Hãng tin Reuters cùng ngày cho biết nửa đêm hôm trước, các phần tử Taliban ở Afghanistan đã dùng súng hạng nhẹ và bắn pháo vào căn cứ quân sự Bastion của Anh ở tỉnh Helmand (miền Nam Afghanistan). Hoàng tử Harry đang chiến đấu tại căn cứ an toàn vô sự. Taliban tuyên bố mục đích tấn công nhằm trả đũa đối với bộ phim Mỹ báng bổ Hồi giáo.
Trong khi đó, làn sóng chống Mỹ từ các nước Hồi giáo đã lan đến Úc. Ngày 15-9, hàng trăm người đã biểu tình trước lãnh sự quán Mỹ ở Sydney. Họ hô khẩu hiệu chống Mỹ, ném chai lọ và giày vào lãnh sự quán.
Tại Indonesia, hàng trăm người biểu tình ôn hòa tại hai TP Surabaya và Malang.
Theo thống kê hôm trước đó, đã có hàng chục ngàn tín đồ Hồi giáo biểu tình phản đối bộ phim Mỹ báng bổ Hồi giáo. Tình hình căng thẳng nhất diễn ra ở Tunisia. Hai người chết và 29 người bị thương trong biểu tình ở đại sứ quán Mỹ tại Tunis. 1.000 người tràn vào đại sứ quán Mỹ đập vỡ kính cửa, treo cờ Hồi giáo và phóng hỏa đốt một trường học của người Mỹ cạnh đó.
AP cho biết bộ phim báng bổ Hồi giáo được quay năm 2011 tại Duarte gần Los Angeles. Nakoula Basseley Nakoula 55 tuổi ở Cerritos (bang California) giữ vai trò cộng tác sản xuất từng bị kết án lừa lấy số an sinh xã hội của khách hàng chi nhánh Ngân hàng Wells Farfo ở California để rút 860 USD. Chỉ đạo sản xuất là Alan Roberts 65 tuổi vốn là đạo diễn phim khiêu dâm.
Tài trợ cho phim là một số tín đồ Công giáo Coptic cực đoan người Mỹ gốc Ai Cập và mục sư Terry Jones (từng công khai đốt kinh Coran). Giấy phép sản xuất được cấp cho tổ chức Công giáo Truyền thông vì Chúa Ki tô. Chủ tịch tổ chức này là tín đồ Công giáo Coptic. Đài truyền hình Mỹ NBC đưa tin rạng sáng 15-9, Nakoula Besseley Nakoula đã bị cảnh sát liên bang đến nhà dẫn giải.
Theo TNO
Mỹ thẩm vấn người làm cuốn phim chống đạo Hồi Cảnh sát tiểu bang California đang thẩm vấn người đàn ông được cho là đứng đằng sau cuốn phim làm thổi bùng làn sóng biểu tình trong thế giới Hồi giáo. Cảnh sát quận Los Angeles đưa ông Nakoula Basseley Nakoula (giữa) ra khỏi nhà ở bang California, ngày 15/9/2012. Giới chức cảnh sát hôm nay 15/9 cho biết ông Nakoula Basseley Nakoula...