Iran “đau đầu” với nạn rượu, bia
BBC ngày 21.6 cho hay, giới chức y tế Iran bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình trạng nghiện rượu, bia ngày càng gia tăng, trong khi nước này đã ban hành lệnh cấm uống rượu, bia từ năm 1979.
Ở Iran, nếu ai đó bị phát hiện uống rượu bia sẽ phải chịu phạt rất nặng, từ phạt tiền cho đến phạt roi trước công chúng.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người dân Iran theo đạo Hồi (đạo Hội tuyệt đối cấm uống rượu bia) lén lút tàng trữ, sản xuất rượu, bia trong nhà cũng như tiêu thụ một lượng lớn hai loại đồ uống này. Thậm chí, nhiều người dân Iran trở thành những con nghiện rượu, theo BBC.
“Thời gian gần đây chúng tôi nhận được nhiều báo cáo đáng lo ngại từ các bệnh viện cho rằng số lượng người uống và nghiện rượu, bia ngày càng tăng ở khu vực phía nam thủ đô Tehran”, BBC dẫn lời ông Baqer Larijani – lãnh đạo Hội đồng chính sách thuộc Bộ Y tế Iran cho biết.
Ông Larijani thông tin: “Cảnh sát công bố số liệu cho thấy có khoảng 200.000 người Iran nghiện ma túy, trong đó có nhiều người nghiện rượu, bia”.
Tuy nhiên con số thống kê trên không chính xác, các quan chức chính phủ và cảnh sát sợ bị chỉ trích nên đã bưng bít hết tất cả thông tin, số liệu thật về số người bị phát hiện uống rượu, bia ở Iran, ông Larijani cho biết thêm.
Trong năm 2011 – 2012, cảnh sát Iran đã thu hồi giấy phép lái xe của 829 tài xế (trong đó có 43 phụ nữ) do họ lái xe sau khi uống rượu, bia.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của cảnh sát biên giới Iran công bố cuối năm 2011, ước tính mỗi năm có khoảng 60 – 80 triệu lít rượu, bia với trị giá lên đến 730 triệu USD được nhập lậu vào Iran thông qua đường biên giới Iran – Iraq, chưa kể số lượng rượu, bia tự pha chế trái phép nội địa.
Cảnh sát chỉ tịch thu được khoảng 80% số rượu, bia nêu trên.
Theo Thanh Niên
Hình ảnh Myanmar bị 'giằng xé' bởi các tôn giáo
Xung đột tôn giáo ở Tây Bắc Myanmar giữa một nhóm người theo đạo Hồi và đạo Phật đang khiến khu vực rơi vào bất ổn nghiêm trọng.
Một thanh niên thuộc tộc người thiểu số Rakhine đang cầm vũ khí trong tay trước ngôi nhà bị cháy sau cuộc đụng độ giữa tộc người Arakanese theo đạo Phật và người Rohingya theo đạo Hồi ở Sittwe, Myanmar.
Cảnh sát có mặt tại hiện trường để đảm bảo an ninh, trong khi lực lượng cứu hỏa đang dập tắt đám cháy sau xung đột.
Một nhà sư đứng trên đống đổ nát, hậu quả của những cuộc đụng độ giữa 2 giáo phái.
Một thầy tu đứng bên cửa sổ, xem cảnh sát bình ổn tình hình.
Những người phụ nữ theo đạo Phật cầm trên tay "vũ khí bằng tre" để tự vệ.
Tộc người Arakane theo đạo Phật lấy nước từ trên xe tải để dập lửa sau cuộc đụng độ giữa phe của họ với phe người Rohingya theo đạo Hồi.
Người phụ nữ thuộc tộc người Rohingya theo đạo Hồi khóc than trên thuyền khi đang bỏ trốn trên sông Naf để đi về phía Bangladesh. Những người này bỏ đi vì sợ bạo lực ở Myanmar. Tuy nhiên, họ bị chặn lại bởi chính quyền Myanmar lần Bangladesh.
Một cụ bà già tộc người Arakane cũng cầm vũ khí để tự vệ.
Những người tộc Arakane cầm vũ khí thô sơ nhìn về phía những đám cháy ở Sittwe, trung tâm bang Arakan, Myanmar.
Theo Infonet
Cảnh sát Brussels bị một phụ nữ đeo mạng tấn công Theo trang tin Flandersnews, đã xảy ra xung đột tại hạt Sint-Jans Molenbeek ở thủ đô Brussels của Bỉ vào tối muộn 31/5 sau khi một phụ nữ theo đạo Hồi đeo khăn trùm che mặt bị cảnh sát bắt giữ. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Việc đeo khăn trùm che kín mặt (chỉ hở mắt), hay đeo mạng che mặt, tại nơi công...