Mỹ không thay đổi chính sách với Huawei
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc đang đi theo hướng tích cực sau cuộc gặp giữa lãnh đạo 2 bên ở Osaka nhưng chính sách của Mỹ với Huawei không đổi.
Tuyên bố này được cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 2/7.
Tuy nhiên, ông Navarro khẳng định Huawei vẫn sẽ tiếp tục bị cấm tham gia triển khai mạng không dây 5G ở Mỹ dù lập trường của Washington với tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đang có phần dịu lại.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: NYT)
“Chúng tôi đã tái cấu trúc. Chúng tôi đã nói chuyện qua điện thoại. Có lẽ sẽ có những chuyến thăm. Các cuộc đối thoại đang trở lại đúng hướng với các đầu việc đã được thực hiện cho tới nay”, ông này cho hay.
Theo cố vấn thương mại Nhà Trắng, một tài liệu dài 150 trang được phát triển trong quá trình đàm phán Mỹ-Trung kể từ tháng 12 vẫn đang là xương sống để 2 bên bám vào thảo luận.
Đối với tuyên bố cho phép các công ty công nghệ Mỹ tiếp tục bán các linh kiện cho Huawei trở lại được Tổng thống đưa ra tại G-20, ông Navarro nhấn mạnh rằng những gì mà Mỹ cho phép Huawei mua chỉ là những linh kiện công nghệ thấp, không có bất cứ mối đe dọa nào tới an ninhquốc gia Mỹ.
“Chính Chủ tịch Tập đã yêu cầu một số nới lỏng đối với Huawei. Nhưng điều quan trọng là Mỹ sẽ không thay đổi chính sách đối với Huawei trong việc triển khai mạng 5G và Washington vẫn sẽ thúc đẩy đồng minh làm như vậy”, vị quan chức Mỹ khẳng định.
Video đang HOT
Tuyên bố này của ông Navarro được đưa ra 1 ngày sau xác nhận của Tổng thống Trump rằng cuộc đàm phán với Trung Quốc đang trở lại đường ray. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo khẳng định vòng đám phán tới đây sẽ rất phức tạp, tốn thời gian và bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải nghiêng về Mỹ.
(Nguồn: Japan Times)
SONG HY
Theo VTC
Áp lực đạt thỏa thuận với Mỹ đè nặng lên Trung Quốc
Sau đợt đàm phán đầu tiên ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này với một số tín hiệu tích cực, trong hai ngày 30 và 31-1, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau ở Washington để tiếp tục dàn xếp các bất đồng thương mại.
Tại họp báo ở Washington ngày 28-1, Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matthew Whitaker đã thông báo các cáo trạng nhằm vào Huawei và bà Mạnh Vãn Chu cũng như các công ty chi nhánh của Huawei. Ảnh: EPA
Từ nay đến ngày 1-3, thời hạn cuối của cuộc đàm phán, hai bên phải tìm kiếm các thỏa hiệp và ký kết một thỏa thuận thương mại. Nếu nỗ lực này thất bại, hai bên sẽ nối lại cuộc chiến áp thuế vào hàng hóa của nhau.
Theo hãng tin BBC, giới quan sát Trung Quốc nhận định có ba lý do khiến áp lực đạt được một thỏa thuận thương mại với Washington ngày càng đè nặng lên vai của Bắc Kinh,
Nền kinh tế chững lại
Cuộc chiến tranh thương mại có thể không phải là nguồn cơn khiến tăng trưởng kinh tế trì trệ ở Trung Quốc nhưng nó chắc chắn sẽ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Dữ liệu tăng mà Cục Thống kê quốc gia công bố vào tuần trước cho thấy kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,6% trong năm 2018, mức tăng chậm nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, điều này không đang lo ngại bằng các dữ liệu khác như niềm tin người tiêu dùng, doanh số bán lẻ đang đi ngang hoặc suy yếu rất nhanh ở Trung Quốc.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc cũng đang cảm thấy cơn khốn khó do đơn hàng giảm và lượng hàng tồn kho cao.
Có những số liệu khác cho phép kết luận kinh tế Trung Quốc bị chững lại, chẳng hạn, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc trong năm 2018 vơi hơn 67 tỉ đô la; lợi nhuận của các công ty sản xuất ở Trung Quốc giảm trong hai tháng liên tiếp 11 và 12.
Công xưởng của thế giới mất sức hút
Trung Quốc cũng đang đánh mất sức hút với vai trò là công xưởng thế giới. Có bằng chứng cho thấy các công ty nước ngoài đang di dời một số hoạt động thuê gia công, sản xuất và các chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc
Cuộc khảo sát gần đây công ty kiểm toán chuỗi cung ứng hàng đầu châu Á QIMA cho thấy 30% trong hơn 100 doanh nghiệp toàn cầu đang chuyển hoạt động thuê gia công từ Trung Quốc sang các nước khác.
Nếu xu hướng này tiếp tục, việc làm ở các nhà máy ở Trung Quốc sẽ gặp rủi ro. Một báo cáo gần đây về nền kinh tế Trung Quốc của ngân hàng đầu tư JP Morgan cũng chỉ ra rằng nạn thất nghiệp đang gia tăng ở Trung Quốc là một trong những rủi ro lớn trong ngắn hạn của nước này.
Sự ổn định xã hội của Trung Quốc dựa vào sự ổn định kinh tế của nước và quốc gia này nhận thức rõ rằng uy tín của họ nằm ở chỗ biến giấc hóa giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực, tức xây dựng một xã hội phồn thịnh và phục hưng dân tộc Trung Hoa.
Nhân tố Huawei
Số phận của tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei (Trung Quốc) vẫn chưa biết ra sao, xét trên khía cạnh kinh doanh lẫn ngoại giao.
Einar Tangen, cố vấn kinh tế của chính phủ Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh không xem vụ Canada bắt giữ Giám đốc tài chính toàn cầu Huawei Mạnh Vãn Chu, con gái của chủ tịch Huawei theo yêu cầu của Mỹ giữa lúc Mỹ - Trung bắt đầu nối lại đàm phán thương mại là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Ông chỉ ra rằng vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu diễn ra đúng vào ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau bên lề hội nghị cấp cao G20 ở Argentina hồi đầu tháng 12 năm ngoái và tuyên bố đình chiến thương mại để đàm phán trong vòng 90 ngày.
Ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ở Washington, hôm 28-1, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố tập đoàn Huawei cùng Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu 13 tội danh về lừa đảo, cản trở công lý liên quan đến việc lừa dối nhiều ngân hàng hoạt động trên toàn cầu và chính quyền Mỹ về mối quan hệ của tập đoàn này với các công ty chi nhánh là Skycom Tech và Huawei Device USA Co., nhằm tiến hành giao dịch với Iran, né lệnh trừng phạt Iran của Mỹ.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ cũng truy tố hai công ty chi nhánh của Huawei là Huawei Device Co. Ltd. và Huawei Device Co. USA với 10 tội danh gồm ăn cắp bí mật thương mại, cản trở công lý, gian lận điện tử liên quan tới cáo buộc đánh cắp công nghệ tự động thử nghiệm điện thoại thông minh của tập đoàn viễn thông T-Mobile của Mỹ.
Tại cuộc họp báo ở Washington hôm 28-1, Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matthew Whitaker cho biết ông đang yêu cầu Canada dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu sang Mỹ. Sau khi bị bắt giữ tại Canada, bà Mạnh Vãn Chu đã được tại ngoại với số tiền thế chân lên đến 10 triệu đô la Canada kèm theo các điều kiện giám sát nghiêm ngặt khác.
Ông Tangen cho rằng những động thái trên cho thấy Mỹ muốn sử dụng vụ Huawei để nâng cao lợi thế trong đàm phán.
Ngoài ra, các nghị sĩ Mỹ cũng đã giới thiệu các dự luật cấm Huawei và các công ty thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc mua chip và các linh kiện khác của Mỹ nếu họ vi phạm lệnh trừng phạt Iran và các luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Theo TBKTSG Online
Mỹ chính thức khởi tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu về 23 tội danh Vào lúc 16h30' chiều ngày 28.1 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức sáng 29.1 theo giờ Hà Nội, Bộ Tư pháp Mỹ đã tuyên bố chính thức khởi tố bà Mạnh Vãn Chu - CFO Công ty Huawei. Công ty Huawei, chi nhánh Công ty Huawei ở Mỹ (Huawei Device USA Inc.) và Công ty Skycom Hongkong (Skycom Tech Co. Ltd.) 23...