Mỹ không lo cáo buộc hình sự đối với thủ lĩnh Hamas ảnh hưởng đến đàm phán
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 3/9 đã công bố các cáo buộc hình sự đối với thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hamas Yahya Sinwar và các chỉ huy cấp cao khác có liên quan đến vụ tấn công ngày 7/10/2023 vào miền Nam Israel.
Người đứng đầu Hamas Yahya Sinwar tham dự cuộc họp với các thành viên của các nhóm Palestine ở Thành phố Gaza. Ảnh: Anadolu Agency
Đây được coi là nỗ lực đầu tiên của cơ quan thực thi pháp luật Mỹ trong việc chính thức kết tội những kẻ chủ mưu đứng sau vụ tấn công.
Theo hãng tin AP, đơn khiếu nại hình sự gồm bảy tội danh được đệ trình lên tòa án liên bang tại Thành phố New York bao gồm các cáo buộc như âm mưu cung cấp hỗ trợ công cụ cho tổ chức khủng bố nước ngoài dẫn đến việc giết hại công dân Mỹ và âm mưu tài trợ khủng bố. Đơn khiếu nại cũng cáo buộc Iran và phong trào Hezbollah ở Liban hỗ trợ tài chính, vũ khí, bao gồm cả tên lửa và vật tư quân sự cho Hamas để sử dụng trong các cuộc tấn công.
Theo đánh giá của giới quan sát, việc đưa ra các cáo buộc hình sự trong ngày 3/9 đối với các thủ lĩnh Hamas chủ yếu mang tính biểu tượng vì thủ lĩnh Sinwar được cho là đang ẩn náu dưới các đường hầm ở Gaza và ba trong số sáu bị cáo hiện được cho là đã chết.
Đơn khiếu nại ban đầu được nộp dưới hình thức niêm phong hồi tháng 2 để Mỹ có thời gian bắt giữ thủ lĩnh Hamas khi đó là Ismail Haniyeh và các bị cáo khác, nhưng đơn này đã được công khai sau cái chết của ông Haniyeh vào tháng 7.
Video đang HOT
“Các cáo buộc được công khai hôm nay chỉ là một phần trong nỗ lực của chúng tôi nhằm nhắm vào mọi khía cạnh trong hoạt động của Hamas. Đây cũng chưa phải là hành động cuối cùng của chúng tôi”, Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland cho biết.
Các cáo buộc được đưa ra khi Nhà Trắng cho biết họ đang xây dựng một đề xuất ngừng bắn và thỏa thuận con tin mới với Ai Cập và Qatar để cố gắng đưa ra một thỏa thuận giữa Israel và Hamas nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 11 tháng ở Gaza.
Một quan chức giấu tên của Mỹ khẳng định không có lý do gì để tin rằng các cáo buộc sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đang diễn ra.
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết vụ hành quyết gần đây đối với 6 con tin, bao gồm một người Mỹ, Hersh Goldberg-Polin, do Hamas thực hiện khiến các bên cảm thấy cần khẩn trương đi đến một thỏa thuận hòa bình.
“Chúng tôi đang điều tra vụ giết công dân Hersh, và từng vụ giết người tàn bạo đối với người Mỹ, như là hành động khủng bố. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ toàn bộ nỗ lực của chính phủ nhằm đưa những người Mỹ vẫn đang bị bắt làm con tin trở về nhà”, Bộ trưởng Garland nhấn mạnh.
Sinwar được bổ nhiệm làm thủ lĩnh Hamas sau cái chết của cựu thủ lĩnh Haniyeh ở Iran. Sinwar cũng đứng đầu danh sách truy nã gắt gao nhất của Israel. Người này được cho là dành phần lớn 10 tháng xung đột qua để sống trong các đường hầm bên dưới Gaza.
Bên cạnh Sinwar, các nhà lãnh đạo Hamas khác phải đối mặt với cáo buộc bao gồm Marwan Issa, phó chỉ huy cánh vũ trang Hamas ở Gaza; Khaled Mashaal, một phó chỉ huy khác của Haniyeh và là cựu lãnh đạo của nhóm; Mohammed Deif, nhà chỉ huy quân sự bí ẩn lâu năm của Hamas và Ali Baraka, người đứng đầu bộ phận quan hệ đối ngoại của Hamas.
Theo Merissa Khurma – Giám đốc chương trình Trung Đông tại nhóm nghiên cứu Wilson Center ở Washington, các cáo buộc là một công cụ để Mỹ ứng phó với mối đe dọa mà Hamas gây ra cho Mỹ và đồng minh Israel.
“Nếu Sinwar bị bắt, thì đó sẽ là một chiến thắng đáng kể cho Mỹ”, bà Merissa nhận định.
Tuy nhiên, với việc ông Sinwar lẩn trốn, bà cũng không thấy các cáo buộc này gây thêm sức ép cho Hamas. Bà lưu ý điều đó không làm thay đổi hành vi của Hamas hoặc làm suy yếu vị thế của Hamas trong các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Trong cuộc đột kích xuyên biên giới ngày 7/10, các tay súng Hamas đã giết khoảng 1.200 người và bắt khoảng 250 người làm con tin. Khoảng 100 con tin vẫn còn bị giam giữ và 1/3 trong số đó được cho là đã chết.
Theo Cơ quan Y tế Gaza, cuộc tấn công trả đũa của Israel đã giết chết hơn 40.000 người Palestine, không phân biệt giữa thường dân và chiến binh trong số liệu của mình. Cuộc chiến đã gây ra sự tàn phá trên diện rộng, buộc phần lớn trong số 2,3 triệu cư dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa và tạo ra một cuộc khủng hoảng thảm họa nhân đạo.
Hamas đã cáo buộc Israel kéo dài nhiều tháng đàm phán bằng cách đưa ra các yêu cầu mới, bao gồm cả việc Israel kiểm soát lâu dài hành lang Philadelphi dọc biên giới Ai Cập và một hành lang thứ hai chạy qua Gaza.
Về phần mình, Hamas đề nghị thả tất cả các con tin để đổi lấy việc chấm dứt chiến tranh, rút toàn bộ lực lượng Israel và thả một số lượng lớn tù nhân Palestine, bao gồm cả các chiến binh cấp cao.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ bất ngờ tới Trung Đông
Ngày 24/8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Charles Quinton Brown bắt đầu chuyển thăm không báo trước tới Trung Đông để thảo luận cách thức để tránh bất kỳ sự leo thang mới nào trong căng thẳng giữa Iran và Israel có thể dẫn tới cuộc xung đột toàn diện tại Trung Đông.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Charles Quinton Brown. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Tướng Brown bắt đầu chuyến đi tới Jordan, sau đó ông sẽ đến Ai Cập và Israel để lắng nghe quan điểm của giới lãnh đạo quân sự các nước trên. Chuyến thăm của ông diễn ra trong bối cảnh Washington đang cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại Gaza.
Phát biểu ngay sau khi tới Jordan, Tướng Brown cho biết ông sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự leo thang căng thẳng và tránh để xảy ra xung đột quy mô lớn hơn.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng hạn chế hậu quả từ cuộc xung đột kéo dài 11 tháng qua ở Dải Gaza giữa Hamas và Israel. Xung đột đã phá hủy phần lớn Dải Gaza, gây ra các cuộc giao tranh xuyên biên giới giữa quân đội Israel và phong trào Hezbollah ở Liban, cũng như các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào các tàu chở hàng trên Biển Đỏ.
Cuộc xung đột ở Dải Gaza bắt đầu nổ ra ngày 7/10/2023, khi các tay súng Hamas bất ngờ xâm nhập vào lãnh thổ Israel, sát hại khoảng 1.200 người và bắt giữ khoảng 250 con tin (theo thống kê của Israel). Kể từ đó, chiến dịch quân sự của Israel đã khiến gần như toàn bộ 2,3 triệu người dân Palestine tại Dải Gaza mất nhà cửa và phải sơ tán, gây ra nạn đói và dịch bệnh tràn lan. Theo Cơ quan y tế Dải Gaza do Hamas kiểm soát, ít nhất 40.000 người Palestine đã thiệt mạng do các cuộc oanh kích và tấn công của quân đội Israel kể từ tháng 10 năm ngoái.
Israel giữ nguyên các yêu cầu trong đàm phán ngừng bắn Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu trong cuộc họp nội các hằng tuần tại Jerusalem ngày 18/8, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nêu rõ Israel vẫn giữ nguyên các yêu cầu trong đàm phán về ngừng bắn tại Dải Gaza. Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khan Younis, Dải Gaza, ngày 16/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN Ông Netanyahu nhấn mạnh...