Mỹ không khuyến khích Ukraine tấn công bên trong nước Nga
Mỹ không khuyến khích hoặc cho phép các cuộc tấn công bên trong Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh sau khi phía Nga cho biết, họ đã bắn hạ máy bay không người lái (UAV) cố gắng tấn công Moscow vào sáng 23/8.
Một tòa nhà tại Moscow bị hư hại do UAV tấn công. Ảnh Reuters.
Reuters đưa tin, đại diện từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ukraine có quyền quyết định cách tự bảo vệ mình trước “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, đồng thời nói thêm rằng, Nga có thể kết thúc cuộc chiến bất cứ lúc nào bằng cách rút quân khỏi Ukraine.
Các cuộc tấn công bằng UAV vào sâu bên trong nước Nga đã gia tăng kể từ khi hai máy bay không người lái bị phá hủy gần Điện Kremlin vào đầu tháng 5. Các cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào thủ đô của Nga ngày càng trở nên phổ biến trong những tháng gần đây.
Video đang HOT
Mỹ, nước đã cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ lớn về vũ khí và các thiết bị quân sự khác để đương đầu với Nga, đã liên tục tuyên bố không ủng hộ các cuộc tấn công bên trong nước Nga.
Bộ Quốc phòng Nga sáng sớm 23/8 cho biết. hệ thống phòng không nước này đã bắn hạ 3 UAV đang cố gắng tấn công Moscow.
Một UAV đã tấn công một tòa nhà đang được xây dựng ở trung tâm Moscow vào sáng sớm 23/8, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết trên Telegram.
Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, các sân bay ở Moscow đã đình chỉ các chuyến bay vào sáng 23/8, sau khi phải nhiều lần hoãn các chuyến bay đi và đến trong những ngày gần đây do hoạt động của UAV của Ukraine.
Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công Crimea?
Nhà Trắng xác nhận Mỹ sẽ không phản đối nếu Ukraine sử dụng thiết bị quân sự mà Washington viện trợ để tấn công các mục tiêu Nga ở Crimea.
Máy bay chiến đấu F-16. Ảnh: USAF
RiaNovosti hôm nay (22/5) dẫn lời Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết: "Chúng tôi không đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc Ukraine tấn công vào các khu vực nằm trong biên giới được quốc tế công nhận. Và Crimea, theo quan điểm của chúng tôi, là của Ukraine".
Nga sáp nhập Crimea từ năm 2014. Kể từ khi chiến sự nổ ra hồi tháng 2/2022, bán đảo nằm ở biển Đen này ghi nhận một số vụ tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng. Nga sau đó đổ lỗi cho Ukraine và tăng cường tập kích các mục tiêu của Kiev để đáp trả.
Tuyên bố của ông Sullivan được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden mở đường để phương Tây có thể cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Ông Biden cũng nói rằng ông đã nhận được lời hứa từ người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky về việc không sử dụng F-16 "tấn công lãnh thổ Nga".
Tổng thống Biden đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 375 triệu USD, bao gồm cả pháo binh và xe bọc thép, cho Ukraine trong ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng. Dù vậy, Ukraine đến nay chưa nhận được cam kết rõ ràng từ bất cứ nước nào về việc chuyển giao F-16.
Việc phương Tây cân nhắc bàn giao máy bay chiến đấu cho Ukraine đã vấp phải phản ứng từ Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cảnh báo động thái nêu trên "có thể tạo ra rủi ro to lớn" cho chính phương Tây và Nga "sẵn sàng dùng mọi biện pháp để đạt mục tiêu".
Nga nói vụ nổ ở Crimea không phải do bị tấn công Theo đài RT ngày 9/8, Bộ Quốc phòng Nga cho biết vụ nổ tại một căn cứ quân sự ở bán đảo Crimea là do nổ đạn tại căn cứ. Sự việc không gây thương vong. Cột khói bốc lên sau vụ nổ trên bán đảo Crimea ngày 9/8/2022. Ảnh: Kyiv Post/TTXVN Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có cuộc...