Mỹ không ép Ukraine nhường lãnh thổ, sẽ hỗ trợ để đàm phán với Nga
Ngày 16.6, phát biểu tại hội nghị của Trung tâm an ninh nước Mỹ mới (CNAS) ở thủ đô Washington, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine ở mức tối đa có thể.
Ông Sullivan còn nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không gây sức ép lên Ukraine để nước này nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để chấm dứt cuộc chiến, theo tờ The Hill.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ không thúc ép họ nhường lãnh thổ. Chúng tôi cho rằng điều đó không nhất quán với luật quốc tế và rõ ràng việc đó sai. Nhưng chúng tôi sẽ hỗ trợ và thảo luận với họ về cách mà họ muốn tiếp cận cho một kết quả được đàm phán với người Nga”.
Một quân nhân Ukraine thuộc Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ tham gia một cuộc tập trận bên ngoài làng Lubianka, gần Kyiv (Ukraine), ngày 17.6.2022. Ảnh REUTERS
Trong bài viết trên tờ The New York Times trong tháng 6, Tổng thống Mỹ Joe Biden lại khẳng định sẽ không ép chính quyền Ukraine, dù là công khai hay riêng tư, phải nhường lãnh thổ cho Nga.
Video đang HOT
Tổng thống Biden hôm 15.6 công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 1 tỉ USD cho Ukraine, gồm vũ khí phòng thủ bờ biển, pháo và đạn dược. Trước đó, Mỹ cam kết sẽ gửi hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS cho Ukraine.
Giữa xung đột Ukraine, EU âm thầm 'thế chân' Nga trông vấn đề Nagorny-Karabakh
Khi Nga bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine, EU đang muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) and Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (giữa) ở Brussels, Bỉ ngày 22/5/2022. Ảnh: EAP
Theo nhận định của nhà báo Anh chuyên về vấn đề chính trị và xã hội Á-Âu Gabriel Gavin, với việc Moskva đang không thể hiện rõ sức ảnh hưởng ở Kavkaz (khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Á và châu Âu, chủ yếu là trên lãnh thổ Gruzia, Azerbaijan, Armenia và một phần ở Nam Nga), Brussels đang thử sức mạnh ngoại giao của mình trong nỗ lực tạo môi giới cho một thỏa thuận hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan.
Khi những binh sĩ đầu tiên của Nga tiến vào Nagorny-Karabakh trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan năm 2020, họ đã được chào đón với vòng tay rộng mở. "Chúng tôi không thể tin rằng họ đã ở đây - điều đó có nghĩa là chiến tranh đã kết thúc", Tigran, một lính nghĩa vụ Armenia 32 tuổi, nói.
Sau đó, thỏa thuận ngừng bắn, do Moskva làm trung gian, đã được ký kết giữa Yerevan và Baku vào tháng 11/2020. Theo các điều khoản, một lực lượng gần 2.000 binh sĩ Nga đã được triển khai tới khu vực để duy trì hòa bình. Bên trong các biên giới được quốc tế công nhận của Azerbaijan, Nagorny-Karabakh và phần lớn khu vực xung quanh đã được quản lý bởi những người ly khai trung thành với Armenia kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Nhưng giờ đây, câu hỏi về tương lai của khu vực một lần nữa được đặt ra.
Trong nhiều thập kỷ, chính sách của Điện Kremlin là giữ nguyên hiện trạng ở Kavkaz. Sự sụp đổ của Liên Xô đã gây ra cuộc Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất, khiến phe ly khai kiểm soát gần một phần lãnh thổ của Azerbaijan mới độc lập, khiến 600.000 người Azerbaijan phải di tản.
Một hiệp định đình chiến do Tổng thống Nga lúc bấy giờ là Boris Yeltsin đàm phán vào năm 1994 đã dập tắt xung đột, buộc Baku phải chấp nhận kết quả. Tuy nhiên, một phần tư thế kỷ sau, Azerbaijan đã nổi lên nhờ xuất khẩu dầu và khí đốt, xây dựng một trong những quân đội hiện đại nhất khu vực và mua các máy bay không người lái tấn công tiên tiến từ đồng minh thân cận của mình là Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi tình trạng thù địch bùng phát vào tháng 9/2020, quân đội của họ nhanh chóng chiếm lại hầu như toàn bộ vùng đất đã mất từ 1/4 thế kỷ trước. Chỉ có hành lang Lachin nối khu vực ly khai với Armenia được quân đội Nga tuần tra.
Bây giờ, bị phân tán bởi cuộc xung đột ở Ukraine, nhiều người ở cả hai bên nghi ngờ về việc liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có còn đủ khả năng để duy trì hòa bình trong khu vực hay không.
Tại các tiền đồn của họ, lực lượng gìn giữ hòa bình bị cáo buộc đã không ngăn được quân đội Azerbaijan tiến vào một số ngôi làng trong khu vực ngừng bắn, trong khi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã khiến ít nhất một binh sĩ Armenia thiệt mạng. Baku phủ nhận những cáo buộc rằng binh lính của họ đã tràn vào khu vực ngừng bắn, nhưng vẫn tiếp tục khẳng định quyền đảm bảo biên giới của mình.
Về phần mình, Yerevan lo ngại rằng Nga ngày càng khó có khả năng bảo đảm cho sự kiểm soát trên thực tế của họ đối với Karabakh, và Azerbaijan cũng ngày càng "phớt lờ" sự hiện diện của họ, cho rằng Moskva đã môi giới một thỏa thuận khiến người dân của họ phải di dời và khiến đất nước bị chia rẽ trên thực tế.
Trong khi đó, Pháp, cùng với Nga và Mỹ, là đồng chủ tịch của Nhóm Minsk do Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) thành lập vào năm 1992 để đàm phán một giải pháp hòa bình ở Nagorny-Karabakh, nhưng khối này trên thực tế phần lớn vẫn "đứng bên lề" cho đến nay.
Với những căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ bùng phát một lần nữa, EU dường như đang khẳng định vai trò của mình trong cuộc xung đột. Tại cuộc gặp ở Brussels vào tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã gặp nhau để đàm phán về giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột, đồng ý về nguyên tắc sẽ làm việc song phương với nhau về vấn đề này.
Chỉ hai ngày sau, một ủy ban chung đã được triệu tập để thảo luận về việc phân định biên giới, trong khi Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel kêu gọi cả hai bên tiến hành "thúc đẩy các cuộc thảo luận về hiệp ước hòa bình trong tương lai và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột".
Ban đầu, Nga hoan nghênh động thái này, khi Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng các diễn biến là "rất tích cực" ngay cả khi "rõ ràng là quá trình này sẽ mất nhiều thời gian".
Về nguyên tắc, cả Brussels và Moskva đều có chung lợi ích trong việc tránh giao tranh bùng phát, nối lại các tuyến giao thông giữa Armenia và Azerbaijan, đồng thời tìm ra giải pháp lâu dài cho các vấn đề nhân đạo. Tuy nhiên, rõ ràng là Nga không "thoải mái" khi để EU có ảnh hưởng lớn hơn ở sân sau của mình, do căng thẳng với phương Tây sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Kể từ đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên tiếng trước những diễn biến trên, tuyên bố "chúng tôi nhận thấy những nỗ lực dai dẳng của EU nhằm can thiệp vào tiến trình các thỏa thuận ba bên ở cấp độ cao nhất", kêu gọi Liên minh châu Âu không tiến hành "trò chơi địa chính trị" ở nơi mà Moskva coi là phạm vi ảnh hưởng của mình.
Mặc dù vậy, cả Azerbaijan và Armenia đều có ấn tượng tích cực về EU, trong đó Brussels được coi như một nhà trung gian hòa giải có thể giúp ngăn chặn một thảm họa nhân đạo. Trong thời điểm hiện tại, dù bế tắc vẫn tiếp tục diễn ra như đã kéo dài hàng thập kỷ, nhưng ngày càng có nhiều hy vọng rằng tình hình có thể sẽ sớm thay đổi.
Kết quả cuộc gặp gỡ cấp cao Mỹ-Trung tại Luxembourg Ngày 13/6, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có cuộc thảo luận sâu rộng, thẳng thắn và mang tính xây dựng về mối quan hệ song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh:...