Mỹ không để Trung Quốc ‘tác yêu tác quái’ ở biển Đông
Philippines và Mỹ không làm ngơ trước thực tê Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực tranh chấp lãnh thô ở Biển Đông.
Mỹ và Philippines lại tập trận ở vùng đảo tranh chấp để nắm gân Trung Quốc
Từ ngày 27/6 đên ngày 2/7, hải quân của hai nước sẽ tổ chức cuôc tập trận chung gần đảo Hoàng Nham mà Philippines gọi là bãi cạn Scarborough. Phát ngôn viên của Hải quân Philippines Gregory Fabík đã thông báo vê điêu đó vào ngày 20/6. Lời tuyên bô này đã vang lên trong bối cảnh Trung Quốc gửi các tàu chiên tới khu vực đê ngăn chặn ngư dân Philippines vào đó. Manila có tranh chấp lãnh thô với Bắc Kinh xung quanh quần đảo này.
Mới đây, các phương tiện truyền thông Philippines cho biết rằng, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng cơ sở quân sự trên đảo Hoàng Nham. Rõ ràng là, cuôc tâp trân hải quân của Philippines và Mỹ là nỗ lực mới nhằm phô trương sức mạnh với Trung Quốc. Tham gia cuôc tâp trân sẽ có 500 quân nhân của mỗi bên, hoạt đông này sẽ tiên hành cách quân đảo tranh chấp 60 hải lý. Như dự kiến, từ phía Philippines sẽ có một tàu chiến, từ phía Hoa Kỳ – bốn tàu chiên. Ngoài ra sẽ có thêm các phi cơ chiến đấu, bao gồm cả máy bay trực thăng. Cảnh sát biển Philippines sẽ gửi nhóm công tác đặc biệt với môt tàu chiến và môt máy bay chiến đấu.
Cuôc xung đột giữa Philippines và Trung Quốc về quyền sở hữu quần đảo này đã trở thành đặc biêt căng thẳng vào tháng 4/ 2012. Ngày 10 tháng 4, tàu tuần tra Philippines đã cố gắng giữ mây tàu đánh cá Trung Quôc gân đảo Hoàng Nham. Hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã ngăn chặn tàu Philippines bắt giữ kẻ vi phạm.
Một cuộc tập trận gần đây giữa Mỹ và Philippines
Video đang HOT
Sau đó, Manila đã cố gắng tranh thủ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, nhưng, Washington giữ lâp trường lửng lơ. Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Vladimir Portyakov nói: “Khi đó, Philippines đã trông cây vào Mỹ, nhưng, Washington chỉ tuyên bố vê tự do hàng hải và bằng cách nào đó tránh được sự hỗ trợ trực tiếp cho yêu sách lãnh thổ của Philippines.
Trên thực tê, kể từ đó, Trung Quốc bắt đâu hoạt đông ngày càng ráo riêt đê trụ lại trên các hòn đảo. Ví dụ, Bắc Kinh đã thành lập trái phép thành phô Tam Sa như là trung tâm của khu hành chính mới trên một đảo ở Biển Đông. Và cuộc xung đột với Philippines bằng cách nào đó đã xuông hàng thứ yêu. Trung Quôc đã có tình hình căng thẳng hơn với Việt Nam. Đặc biệt là, vào tháng 6 năm ngoái Việt Nam đã thông qua Luât biển, cơ sở pháp lý đê bảo vê chủ quyền vê tất cả các đảo ở vùng biển Biên Đông”.
Về phần mình, Hoa Kỳ tập trung nô lực đê giành sự ủng hô tinh thần và sự giúp đỡ chính trị – quân sự cho Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Hai bên đã tổ chức nhiều cuộc tập trận hải quân lớn, tâp luyên đô bô trên hòn đảo bị đôi phương giả định chiêm đóng. Cuôc tập trân hải quân gân đây nhât đã tiên hành vào những ngày 10-11 tháng 6 gân bờ biển California. Một vài ngày trước đó, cũng ở bang California, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuôc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đồng thời, Washington và Tokyo đã bỏ qua yêu cầu của Bắc Kinh hủy bỏ cuôc tâp trân đó.
Mỹ biết rõ, Trung Quốc phản ứng gay gắt với môi cuôc tâp trân quân sự gần các đảo tranh chấp. Đồng thời, họ thấy rằng, Bắc Kinh đang gia tăng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này và không giâu diêm rằng, đê bảo vệ chủ quyền của mình Trung Quôc sẽ không hạn chê bởi các phương pháp ngoại giao.
Theo vietbao
Diễn tập "Carat 2013" trên biển Đông - "sóng thần" với Trung Quốc
Tờ Đông Phương ngày 21/06 đưa tin, quân đội Philippines đã xác nhận, hải quân đánh bộ nước này đã hoàn tất việc thay quân và tiếp tế cho lực lượng đồn trú trái phép tại bãi Cỏ Mây thuộc quân đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông mà không gặp sự ngăn cản nào của quân đội Trung Quốc.
Vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautista đồng thời xác nhận, lần thay quân và bổ sung tiếp tế cho đảo Ayungin (Việt Nam gọi là bãi Cỏ Mây, Trung Quốc gọi là Ren"ai Jiao, tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal) đã hoàn thành tốt đẹp, không gặp phải sự ngăn cản nào từ phía quân đội Trung Quốc.
Tiếp theo, từ ngày 27/06 đến ngày 02/07, hải quân Philippines và hải quân Mỹ cũng tổ chức một cuộc diễn tập rất lớn ở khu vực biển gần Scaborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) trên biển Đông.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, diễn tập "Carat 2013" có sự tham gia của tàu tác chiến ven bờ (LSC) mới được điều động đến biển Đông đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu (Cảng chính tại Changi - Singapore). Đồng thời, hải quân Mỹ sẽ huy động lực lượng lớn nhất trong lịch sử.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 USS Freedom rời cảng Changi của Singapore lên đường tham gia diễn tập "Carat 2013"
Diễn tập "Carat 2013" là chuỗi diễn tập song phương được tổ chức thường niên giữa Mỹ và hải quân 8 nước ASEAN, bao gồm Campuchia, Philippines, Đông Timor (Timor-Leste), Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Brunei. Hải quân Mỹ sẽ lần lượt diễn tập song phương với từng quốc gia trong 8 nước này.
"CARAT" có ý nghĩa là "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển". Sự khác biệt lớn nhất so với các năm trước là số lượng binh lính, tàu thuyền và các khoa mục huấn luyện của quân đội Mỹ đều lập kỷ lục. Ngoài ra, tham dự diễn tập lần này còn có một quốc gia ngoài Đông nam Á là Bangladesh.
Một quan chức quốc phòng Malaysia cho biết, trực tiếp tham gia diễn tập là Đội đặc nhiệm 73 của hải quân Mỹ. Đội đặc nhiệm này được cấu thành từ các lực lượng hải quân, hải quân đánh bộ và nhân viên chấp pháp hải dương, với tổng quân số khoảng 1200 người.
Các chiến hạm thuộc Đội đặc nhiệm 73 bao gồm: Tàu vận tải đổ bộ USS Tortuga (LSD-46), tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG-54), tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11) và tàu trục vớt, cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50).
Lực lượng hải quân đánh bộ tham gia diễn tập bao gồm: Tiểu đoàn tấn công hỏa lực thuộc sư đoàn 3; tiểu đoàn đổ bộ tấn công số 2 của sư đoàn 2 và đại đội 1 của tiểu đoàn 3, trung đoàn hải quân đánh bộ 3. Tất cả các đơn vị này đều là đơn vị trực thuộc Cụm hải quân đánh bộ viễn chinh số 3.
Bộ tư lệnh huấn luyện nghiệp vụ và an ninh trên biển của Mỹ cũng cử lực lượng tham gia, bao gồm: Tiểu đoàn công binh công trình cơ động số 5, phân đội rà phá bom mìn số 5. Ngoài ra, Bộ tư lệnh này cũng còn cử đến các nhân viên y tế trực thuộc và một máy bay trinh sát chống ngầm cất cánh từ đất liền P-3C Orion và một số trực thăng hạm MH-60 Sea Hawk.
Thế nhưng, điều đáng chú ý nhất là sự tham gia của tàu tác chiến ven bờ LSC-1 Freedom mới được cử đến thường trực chiến đấu ở Singapore. Vị quan chức quốc phòng Malaysia cho biết: "Đây là một trong những lớp tàu chiến đấu hiện đại nhất của hải quân Mỹ trong tương lai. Nó sẽ khởi hành từ Singapore đến tham gia diễn tập với Indonesia, Malaysia, sau đó, LSC-1 sẽ đến biển Đông tham gia diễn tập với hải quân Philippines".
Thời gian gần đây, tranh chấp giữa Philippines - Trung Quốc càng nóng lên, khi ngày 6/6 Manila cho biết, hình ảnh vệ tinh nước này phát hiện Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng trái phép các công trình trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ Manila hồi tháng 4/2012.
Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã phát biểu với truyền thông nước này là Trung Quốc đã rào cửa ngõ vào đầm phá bãi cạn Scarborough ngăn cản ngư dân Philippines quay lại ngư trường truyền thống trong vùng biển chủ quyền của mình. Vì vậy, trong tình hình này, diễn tập Mỹ - Phi "Carat 2013" lại càng gây được sự chú với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.
Khác với diễn tập "Carat 2012" gồm các khoa mục chủ yếu là: Cứu trợ nhân đạo, hiệp đồng chỉ huy và thông tin, "Carat 2013" sẽ có thêm nhiều khoa mục chiến đấu như: Hợp tác chống ngầm, tác chiến nổ dưới nước, bắn đạn thật các loại, đánh chiếm và củng cố phòng ngự đảo... Về phía hải quân Philippines, Manila sẽ điều động tham gia diễn tập những quân hạm lớn nhất của họ.
Theo Hãng tin Pháp AFP (Agence France-Presse), địa điểm diễn tập chủ yếu cách khu vực bãi cạn Scaborough (đảo Hoàng Nham) khoảng 108km, bao gồm một vùng biển rộng trên 10.000 km2. Lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và lực lượng chấp pháp biển của Philippines đều được điều động tham gia cuộc diễn tập này.
Điều đáng nói là có những khoa mục diễn tập sẽ diễn ra chỉ cách Scaborough vẻn vẹn 37 hải lý. Điều này là Trung Quốc rất lo lắng bởi vì họ sợ liên quân Mỹ - Phi sẽ có những động thái đe dọa đến lực lượng xây dựng công trình của họ tại khu vực bãi cạn Scaborough hoặc táo bạo hơn là uy hiếp để giành lại quyền kiểm soát bãi cạn thuộc khu vực biển giàu tài nguyên và là một ngư trường khổng lồ này.
Theo vietbao
Mỹ, Philippines sắp tập trận chung tại Biển Đông Mỹ và Philippines sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông vào tuần tới tại khu vực nằm giữa đảo Luzon và một bãi cạn mà Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền Tàu chiến Mỹ USS Milius DDG69 thăm Philippines năm 2012. Phát ngôn viên hải quân Philippines, Thiếu tá Gregory Fabic, hôm qua cho...