Mỹ không có kế hoạch sửa đổi học thuyết hạt nhân
Ngày 22/11, người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Bà Karine Jean-Pierre. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Karine Jean-Pierre đã thông báo như vậy khi trả lời báo giới ngày 21/11. Bà nêu rõ Chính quyền Mỹ không thấy có bất kỳ lý do nào để thay đổi học thuyết hạt nhân của nước này sau bước đi của Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/11 ký sắc lệnh phê chuẩn Cơ sở chính sách quốc gia trong lĩnh vực răn đe hạt nhân, học thuyết hạt nhân cập nhật của nước Nga. Nguyên tắc cơ bản của học thuyết là sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền đất nước. Văn kiện nêu rõ việc xuất hiện các nguy cơ và mối đ.e dọ.a quân sự mới buộc Nga phải làm rõ điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cũng tại buổi họp báo, bà Jean-Pierre từ chối bình luận trước những câu hỏi liên quan đến quan điểm của Mỹ đối với tên lửa đất đối đất tầm xa ATACMS, song khẳng định Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Ukraine trong những tháng còn lại của nhiệm kỳ. Trong một phát biểu riêng rẽ cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh cho biết Washington không có ý định đối đầu với Moskva hay muốn xung đột lan rộng ra khu vực, tuy nhiên khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Hôm 19/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng vũ trang Ukraine dùng 6 tên lửa ATACMS tấ.n côn.g vào tỉnh Bryansk của Nga.
Video đang HOT
Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấ.n côn.g tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga
Báo Mỹ cho hay chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga và nguồn tin của Reuters đã tiết lộ về thời điểm Kiev bắt đầu thực thi đòn đán.h.
Tờ Thời báo New York ngày 17/11 dẫn nguồn tin ẩn danh là quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất, bao gồm Hệ thống Tên lửa chiến thuật lục quân tầm xa (ATACMS) để tiến hành các cuộc tấ.n côn.g sâu vào bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Hãng tin Reuters ngày 18/11 dẫn lời hai quan chức Mỹ và một nguồn tin thân cận với quyết định nêu trên nói rằng việc cho phép Ukraine sử dụng sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga đán.h dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Các nguồn tin cho biết Ukraine dự kiến sẽ tiến hành các cuộc tấ.n côn.g tầm xa đầu tiên trong vài ngày tới. Tuy không tiết lộ chi tiết vì lý do an ninh tác chiến, nhưng theo các nguồn tin, trong cuộc tấ.n côn.g đầu tiên, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắ.n lên tới 306 km.
Quyết định của Chính quyền Biden được đưa ra hai tháng trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2025, sau nhiều tháng kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm cho phép quân đội nước này sử dụng vũ khí Mỹ để tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự của Liên bang Nga nằm cách xa biên giới hai quốc gia.
Theo Reuters, thay đổi của Chính quyền Biden phần lớn nhằm phản ứng trước việc Nga triển khai binh lính nước thứ ba để bổ sung lực lượng.
Theo một quan chức Mỹ và nguồn tin thân cận với quyết định mà tờ Thời báo New York đề cập, đây là một diễn biến đã gây lo ngại ở Washington và Kiev.
Trong bài phát biểu qua video vào tối 17/11, ông Zelensky cho biết những quả tên lửa sẽ "tự nói lên tất cả".
Tổng thống Ukraine nói: "Hôm nay, nhiều người trong giới truyền thông nói rằng chúng tôi đã được cho phép thực hiện các hành động thích hợp. Nhưng các cuộc tấ.n côn.g không được thực hiện bằng lời nói. Những điều như thế này không được công bố".
Hiện chưa có phản hồi ngay lập tức từ Điện Kremlin, nhưng trước đó, Điện Kremlin đã cảnh báo rằng việc nới lỏng các giới hạn đối với việc sử dụng vũ khí Mỹ cho Ukraine sẽ bị coi là một sự leo thang nghiêm trọng.
Ông Vladimir Dzhabarov, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Liên bang Nga, cho rằng quyết định của Washington cho phép Kiev tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga có thể dẫn đến "Chiến tranh Thế giới thứ ba".
Andrei Klishas, một thành viên cấp cao của Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện), viết trên ứng dụng Telegram rằng: "Phương Tây đã quyết định mức độ leo thang mà điều đó có thể kết thúc với việc nhà nước Ukraine bị phá hủy hoàn toàn chỉ sau một đêm".
Một số quan chức Mỹ tỏ ra hoài nghi rằng việc cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấ.n côn.g tầm xa vào lãnh thổ Liên bang Nga sẽ thay đổi quỹ đạo tổng thể của cuộc chiến ở Ukraine, nhưng quyết định này có thể giúp Ukraine vào thời điểm các lực lượng Nga đang đạt được tiến bộ và có thể đưa Kiev vào vị thế đàm phán tốt hơn khi hoặc nếu các cuộc đàm phán ngừng bắ.n diễn ra.
Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia, vào tháng 2/2025 sẽ đán.h dấu 3 năm xung đột tại Ukraine bùng nổ và đã có chút mệt mỏi với cuộc chiến này. Vì thế, có một kỳ vọng chung ở cả hai bờ Đại Tây Dương rằng "chúng ta sẽ phải can dự về mặt ngoại giao trong vấn đề này. Và nếu làm vậy, bạn cần phải đặt phía của mình vào một vị thế mạnh mẽ hơn, cả về mặt quân sự lẫn chiến thuật".
"Và tất nhiên, điều đó có nghĩa là bạn cần tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự để chuẩn bị cho bất kỳ giải pháp đàm phán nào", cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia nói thêm.
Hiện chưa rõ liệu ông Trump có đảo ngược quyết định của ông Biden khi nhậm chức hay không, nhưng trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump nhiều lần ch.ỉ tríc.h quy mô viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine và cam kết nhanh chóng chấm dứt chiến tranh mà không giải thích rõ ràng cách thức.
Tuy phát ngôn viên của ông Trump chưa ngay lập tức phản hồi yêu cầu bình luận, nhưng ông Richard Grenell, một cố vấn chính sách đối ngoại thân cận với Tổng thống đắc cử Mỹ, đã ch.ỉ tríc.h quyết định của Chính quyền Biden.
Ông Grenell đã viết trên mạng xã hội X vào ngày 18/11 rằng: "Không ai ngờ rằng ông Joe Biden lại LEO THANG cuộc chiến ở Ukraine trong giai đoạn chuyển giao quyền lực".
Theo ông Grenell, điều này giống như tổng thống Mỹ đương nhiệm đang khởi động một cuộc chiến hoàn toàn mới.
Tác động quân sự với Nga và Ukraine khi phương Tây nới lỏng hạn chế về tên lửa tầm xa Quyết định của Mỹ và đồng minh về việc cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow cho Ukraine đán.h dấu một bước ngoặt quan trọng, với tiềm năng không chỉ thay đổi cục diện chiến trường mà còn đặt ra thách thức lớn cho chiến lược quân sự của Nga. Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến...