Mỹ không có kế hoạch rút quân khỏi Syria
Báo Politico dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Mỹ cho biết gần 1.000 binh sĩ Mỹ sẽ ở lại Syria để giúp các nhóm người Arab và người Kurd thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) chống lại tổ chức “ Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
Đoàn xe quân sự Mỹ tại thành phố Manbij, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, khoảng 900 quân nhân Mỹ, bao gồm cả một số lính mũ nồi Xanh (lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Mỹ), sẽ ở lại Syria để tiếp tục hỗ trợ và tham vấn cho SDF trong cuộc chiến chống IS. Nguồn tin dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết trước mắt dự kiến không có những thay đổi về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Syria. Thực tế, hơn một năm nay, quân đội Mỹ không đi kèm lực lượng quân sự địa phương trong các cuộc tuần tra chiến đấu ở Syria hay Iraq. Quân đội Mỹ và liên quân chỉ hỗ trợ SDF từ xa.
Tại những vùng lãnh thổ do người Kurd và lực lượng Mỹ kiểm soát ở Đông Bắc Syria, hành động tập trung đông người phản đối sự hiện diện của họ diễn ra ngày càng nhiều. Lực lượng SDF từng sử dụng vũ khí để giải tán người biểu tình. Những bộ tộc lớn người Arab ra tuyên bố chung chống lại sự hiện diện bất hợp pháp của quân đội Mỹ và lực lượng SDF, yêu cầu khôi phục hoàn toàn việc quản lý nhà nước dưới sự lãnh đạo của chính quyền Damascus. Chính phủ Syria cũng nhiều lần tuyên bố sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này vi phạm chủ quyền quốc gia và tất cả các quy tắc quốc tế.
Cuộc xung đột ở Syria nổ ra năm 2011 với nhiều phe đối lập vũ trang và các nhóm khủng bố chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Cuộc can thiệp do Mỹ cầm đầu vào Syria bắt đầu năm 2014, với mục tiêu đặt ra là đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Năm 2015, Nga triển khai quân đến Syria theo yêu cầu của chính phủ nước này để hỗ trợ chống lại lực lượng khủng bố. Tháng 10/2019, Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương triển khai binh sỹ ở miền Bắc Syria trong chiến dịch nhằm truy quét lực lượng dân quân người Kurd ở các khu vực giáp biên giới.
Hơn 387.000 người dân Syria thiệt mạng và hàng triệu người phải rời nhà đi lánh nạn kể từ khi cuộc xung đột bùng phát.
Lầu Năm Góc điều tra vụ lính Mỹ tại Syria nghi bị Nga 'tấn công sóng âm'
Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã báo cáo trước Ủy ban Quân lực Thượng viện và một nhóm 8 nghị sĩ hàng đầu trong Quốc hội về vũ khí bí ẩn được sử dụng chống lại binh sĩ Mỹ.
Đoàn xe của các lực lượng Mỹ được triển khai tại làng Yalanli, thành phố Manbij, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN
Mạng tin Politicol ngày 22/4 cho biết, giới chức quân đội Mỹ xác định Nga là thủ phạm thực hiện những vụ tấn công này. Theo bốn nguồn thạo tin ẩn danh, Bộ Quốc phòng Mỹ mở cuộc điều tra về vụ việc từ năm ngoái. Kết quả bước đầu gần đây đã được chuyển tới tới Ủy ban Quân lực Thượng viện và nhóm nghị sĩ chuyên giám sát các vấn đề an ninh quốc gia dưới hình thức văn bản và điều trần trực tiếp.
Đáng chú ý là thông tin về chấn thương mà binh sĩ Mỹ đóng ở Syria gặp phải. Nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng như cảm cúm. Hiện chưa rõ có bao nhiêu lính Mỹ thuộc diện này cũng như mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đại diện Bộ Quốc phòng và Giám đốc Văn phòng tình báo Quốc gia Mỹ từ chối xác nhận thông tin mà mạng Politico đăng tải.
Cuộc điều tra là một phần trong chiến dịch của Lầu Năm góc, muốn làm sáng tỏ nhiều vụ nghi tấn công trực tiếp bằng sóng âm nhằm vào giới chức, nhân viên người Mỹ thuộc nhiều bộ ngành liên bang. Từ cuối năm 2016 đến nay, đã có khoảng 50 viên chức Mỹ được cho là mắc chứng bệnh bí ẩn, thường được gọi là "hội chứng Havana" - theo cách gọi của các nhân viên ngoại giao Mỹ ở Cuba. Những người mắc hội chứng này thường có biểu hiện ù tai, căng tai, mất hoặc giảm cân bằng thính lực, mệt mỏi, đau đầu.
Thông tin đồn đoán về tấn công sóng âm buộc Lầu Năm góc mở cuộc điều tra và các chuyên gia tin rằng Nga là người đứng sau vụ việc. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra một kết luận chính thức về thủ phạm thực hiện tấn công sóng âm, bởi những triệu chứng xuất hiện trên người ốm bệnh cũng có thể là do nhiều nguyên nhân khác. Thách thức lớn nhất chính là việc các điều tra viên khó truy tìm nguồn thiết bị phát sóng, một vật dụng rất nhỏ, có thể gắn kèm người.
Một cựu quan chức về an ninh quốc gia Mỹ chia sẻ, một lính thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Syria nghi bị tấn công sóng âm. Nhưng điều tra về sau của Lầu Năm góc cho thấy, những triệu chứng binh sĩ này gặp phải là hệ quả của một vụ ngộ độc thực phẩm.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 4 Ngày 17/7, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ tư sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra cuối tháng 5 vừa qua. Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tổng thống al-Assad đã tuyên thệ trước Hiến pháp và kinh Koran với sự chứng kiến của hơn 600 khách mời, bao...