Mỹ không có bằng chứng Nga liên quan tới MH17
Các quan chức an ninh Mỹ không đưa ra được bất cứ bằng chứng trực tiếp nào về việc Nga dính líu tới thảm kịch MH17.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo của phía Mỹ, diễn ra 3 ngày sau khi một cuộc họp tương tự của Bộ Quốc phòng Nga. Theo đó, các quan chức an ninh Mỹ không nói tới bất cứ điều gì ngoại trừ việc họ không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy sự tham gia của Nga trong vụ bắn hạ máy bay Boeing 777 số hiệu chuyến bay là MH17 ở đông Ukraine.
Mảnh vỡ máy bay MH17 nằm giữa cánh đồng.
Cùng với đó, đại diện phía Mỹ tuyên bố, Lực lượng vũ trang Ukraine đã chẳng làm gì trong vụ thảm kịch này. Còn việc phía chính quyền Kiev có hay không triển khai hệ thống phòng không nào ở các khu vực gần hiện trường vụ tai nạn ngày 17/7 cũng không được Mỹ chứng minh.
Mỹ đã cáo buộc Nga “nhúng tay” vào vụ tai nạn MH17. Washington còn đưa ra những cáo buộc mà chưa hề được kiểm chứng như việc Nga đã giao vũ khí cho quân tự vệ ở tỉnh miền đông Ukraine Donetsk. Các quan chức Mỹ cũng viện vào cớ rằng, lực lượng tự vệ Ukraine kiểm soát hiện trường vụ tai nạn là để xóa bỏ bằng chứng tội ác của họ. Tuy nhiên, không có thông tin về mặt kỹ thuật để minh chứng cho các cáo buộc này. Các cơ quan an ninh Mỹ cũng phản đối tài liệu và thông tin mà Bộ Quốc phòng Nga đưa ra trong buổi họp báo trước.
Trong khi đó, Nguyên Phó tư lệnh lực lượng phòng không Lục quân Nga Alexander Luzan cho biết, khá dễ dàng để xác định ai đã bắn tên lửa vào máy bay Malaysia mà không cần những hình ảnh vệ tinh. Theo đó, vị tướng về hưu này nói rằng, hai hệ thống radar là P-14 Oborona (với phạm vi hoạt động là 400km) và NEBO SV (phạm vi là 250 km) có thể xác định vị trí phóng tên lửa và xác định quỹ đạo của nó.
Ông khẳng định, dân quân tự vệ miền đông Ukraine không thể bắn hạ được máy bay dân sự này bởi các lý do. Thứ nhất, lực lượng tự vệ ở Cộng hòa Donetsk không sở hữu hệ thống phòng không Buk nào cả. Thứ hai, họ không có lý do gì phải làm vụ đó.
Video đang HOT
Theo IT
Nghi vấn đang xoay chiều ngược lại Ukraine trong vụ MH17
Đúng một tuần trôi qua sau thảm kịch MH17 bị bắn hạ. Nhiều bằng chứng đã được đưa ra. Sauk hi gạn lọc thông tin, dư luận quốc tế bắt đầu lờ mờ thấy được nhóm nào sẽ trục lợi được từ vụ việc này.
Trong cuộc phỏng vấn do hãng Reuters thực hiện với một tướng lĩnh phe ly khai, ông Alexander Khodakovsky, chỉ huy Tiểu đoàn Vostok, nhiều nội dung quan trọng đã được tiết lộ. Theo đó, những sự việc trước đó được ráp nối lại với nhau theo một cách liền lạc và hợp lý.
Khiêu khích để cài bẫy
Đầu tiên, vị chỉ huy này thừa nhận quân ly khai có tên lửa Buk. Việc phiến quân có tên lửa nằm ngoài cả dự đoán ban đầu của tình báo Mỹ. Tuy nhiên, thật không may, chính phủ Ukraine đã phát hiện. Rất dễ hiểu, cuộc xung đột ở miền Đông dù sao đi nữa cũng xảy ra trên lãnh thổ Ukraine, lẽ tất nhiên "người trong nhà" phải hiểu rõ về nhau nhất.
Một hệ thống tên lửa Buk
Quân đội biết được quân ly khai có vũ khí đủ khả năng bắn rơi một máy bay ở tầm cao 10 ngàn m, một độ cao mà thông thường máy bay chiến đấu dù có khả năng đạt tới cũng ít khi thực hiện. Ngược lại, đây là độ cao an toàn và quen thuộc của các máy bay dân sự. Nhằm gây ra một vụ "tai nạn" kinh hoàng, tạo cú hích để một bước xoay chuyển hoàn toàn thế cuộc trong trận chiến tại Ukraine, quân đội đã sắp xếp tạo ra một tội ác không thể tha thứ của quân ly khai.
Tướng Khodakovsky nói quân chính phủ đã cố tình dẫn dụ và khiêu khích tên lửa quân nổi dậy khai hỏa. Đây chính là lý do mà trước đó hai máy bay tiêm kích Ukraine "lượn lờ " xung quanh MH17, chỉ cách máy bay của MAS khoảng 3 km.
Thực tế, nếu nói đến chuyện bắn máy bay thì hơn hai tháng nay, lực lượng ly khai đã bắn rơi hơn 10 máy bay quân sự Ukraine ở hai vùng Luhansk và Donetsk. Do đó, nếu thấy có máy bay chiến đấu của Ukraine trong không phận vùng chiếm đóng Donetsk, tất nhiên quân ly khai sẽ nổ súng. Ông Khodakovsky nói: " Họ biết hệ thống Buk đang di chuyển tới Snezhnoye (ngôi làng cách địa điểm MH17 rơi 10 km về phía Tây). Họ biết nó sẽ được triển khai ở đây và Kiev khiêu khích sử dụng hệ thống Buk này bằng việc giả bộ bắt đầu không kích".
Các tổ chức quốc tế đang thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường máy bay bị bắn
Ngay trong ngày 23-7, quân ly khai cũng đã hạ hai chiến đấu cơ của Ukraine mà không gây thương vong về người do phi công đã nhảy dù thoát nạn. Thực tế, việc máy bay chiến đấu bay ở độ cao 10 ngàn m như trường hợp chiếc Su-25 trong ngày 17-7 là rất bất thường nếu không muốn nói là có dụng ý.
Cần biết máy bay tiêm kích mà Ukraine sử dụng để áp sát MH17 là Su-25, loại chuyên cơ có thể đạt độ cao 10 ngàn m chỉ trong vòng hai phút. Tên lửa Buk của phiến quân thực ra nhắm vào chiếc Su-25 này nhưng đã "lạc đạn" vào máy bay MH17.
Ngay sau khi vụ bắn hạ xảy ra, Ukraine đã trưng được bằng chứng rõ ràng về cuộc mật đàm của thủ lĩnh ly khai và tình báo Nga. Trong đó nêu đích danh kẻ bắn máy bay là quân ly khai. Tuy nhiên, cái lắt léo là đoạn ghi âm này chưa bao giờ được công bố nguyên bản mà chỉ là những đoạn thoại được cắt ghép, để trở thành một câu chuyện "có ý nghĩa".
Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chấn động âm German Zoubov nói toàn bộ cuộn băng ghi âm trên mạng Internet mới là bằng chứng pháp lý được chấp nhận chứ không phải các đoạn ghi âm cắt ra, mà Ukraine lại chưa bao giờ giao nộp đoạn mật đàm nguyên bản.
Hành động bắn vào máy bay dân sự là một tội ác không thể tha thứ. Thế nhưng, rất có thể đây là một sai lầm bị cài bẫy một cách tinh vi
Đường bay MH17 do Ukraine điều khiển
Một yếu tố khác khiến chiếc Boeing 777 rơi trọn vào tầm ngắm đó là nó đã bay qua vùng chiến sự ở độ cao "thích hợp". Sau tai nạn, cơ quan hàng không Ukraine nói họ đã cảnh báo vùng bay trên là khu vực hạn chế. Vậy thì tại sao khi MH17 bay vào lại có mệnh lệnh cho máy bay hạ độ cao?
Khi bay vào địa phận Ukraine, cơ quan kiểm soát không lưu nước này sẽ là nơi trực tiếp điều phối đường bay của MH17. Tất nhiên, trước đó MAS đã tự chủ trương cho máy bay của mình sử dụng đường bay này. Song theo ghi nhận của Trung tâm điều độ bay quốc tế, MH17 đã bay chệch khỏi lộ trình thông thường khoảng 14 km. Khu vực MH17 bay qua nằm ngay bên trên trận địa Buk của Donestk. Điều này, không ai khác ngoài không lưu Ukraine có thể điều khiển.
Khi vào không phận Ukraine, MH17 sẽ bay theo chỉ đạo của không lưu mặt đất tại đây
Hoạt động của MH17 trước khi bị bắn hạ sẽ được ghi nhận trọn vẹn trong hai hộp đen của máy bay. Hiện hai thiết bị này đã được tìm thấy và giao cho Anh Quốc tiến hành lọc dữ liệu. Các nhà điều tra đã đưa ra cam kết có thể giải mã xong hộp đen trong vòng 24 giờ.
Nếu thông tin được công khai một cách minh bạch, trung thực, chắc chắn sẽ hé lộ nhiều chi tiết quan trọng tại khoảnh khắc mà MH 17 gặp phải thảm họa.
Theo Pháp Luật
Australia để ngỏ việc đưa lực lượng bảo vệ hiện trường vụ MH17 Theo AP, thông báo để ngỏ khả năng triển khai các lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này tới Ukraine nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả vụ máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền Đông Ukraine hôm 17/7. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop Bên cạnh đó, bà Bishop còn khẳng định Australia sẵn sàng cung cấp mọi nguồn lực...