Mỹ khôi phục miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chính phủ Mỹ ngày 23/3 thông báo sẽ khôi phục miễn trừ thuế đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp dụng các mức thuế phạt của Washington lần đầu tiên vào năm 2018 dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump.
Vận chuyển container hàng hóa tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính sách miễn trừ đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hết hiệu lực vào cuối năm 2020, song tháng 10/2021, chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden bắt đầu lấy ý kiến của công chúng về việc có khôi phục miễn trừ đối với 549 mặt hàng hay không.
Trong một tuyên bố, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) nêu rõ chính phủ đã quyết định khôi phục miễn trừ thuế đối với 352 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi cân nhắc kỹ lưỡng ý kiến của công chúng và tham vấn với các cơ quan chức năng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 12/10/2021 đến hết ngày 31/12/2022.
Video đang HOT
Theo USTR, trong số 352 mặt được khôi phục miễn trừ thuế có nhiều loại linh kiện sản xuất và hàng tiêu dùng, từ linh kiện màn hình TV đến ba lô, xe đạp, gối…
Trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phải đối mặt với làn sóng lạm phát cao kỷ lục, các doanh nghiệp cũng như các nghị sĩ của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đang gây sức ép đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden nhằm giảm bớt gánh nặng thuế quan, vốn được cho là có thể làm trầm trọng hơn vấn đề nguồn cung và đẩy giá cả leo thang. Tháng 2 vừa qua, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng phạm vi miễn trừ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là quá hẹp.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát khi chính quyền Tổng thống Trump áp thuế phạt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá 370 tỷ USD với lý do hoạt động thương mại “không công bằng” liên quan quyền sở hữu trí tuệ và ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, hơn 2.200 mặt hàng đã được miễn trừ, trong đó 549 mặt hàng được gia hạn miễn trừ và phần lớn số này hết hạn miễn trừ vào cuối năm 2020.
Tháng 1/2020, Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1. Theo đó, Bắc Kinh cam kết tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp và chế tạo, năng lượng cùng dịch vụ của Mỹ thêm ít nhất 200 tỷ USD so với mức năm 2017 trong vòng 2 năm.
Thỏa thuận này giúp xoa dịu cuộc chiến thương mại kéo dài gần 18 tháng giữa hai nước với các biện pháp đáp trả thuế quan, ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi hàng hóa song phương trị giá hàng trăm tỷ USD.
Mỹ chưa sẵn sàng giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Ngày 19/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định vẫn còn quá sớm để đưa ra các cam kết dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tàu container của Trung Quốc neo tại cảng Long Beach ở California, Mỹ, ngày 20/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong buổi họp báo ở Nhà Trắng, ông Biden nói: "Tôi mong muốn được đứng ở một vị thế để có thể tuyên bố rằng họ đang đáp ứng các cam kết...và có thể dỡ bỏ phần nào thuế quan... nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt đến mốc đó". Tuy nhiên, ông cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đang nghiên cứu về khả năng này, nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ phải làm nhiều hơn nữa để đáp ứng các cam kết thương mại.
Tổng thống Biden cho hay một số nhóm doanh nghiệp đang kêu gọi ông bắt đầu dỡ bỏ mức thuế quan 25% mà Mỹ áp đặt lên lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh còn quá sớm để thúc đẩy quyết định dỡ bỏ thuế quan bởi Trung Quốc không tăng cường mua hàng hóa của Mỹ như cam kết đưa ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà hai bên đã ký hồi tháng 1/2020. Hồi tuần trước, Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng Mỹ tạo điều kiện mở rộng hợp tác thương mại song phương.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 1/2020. Thỏa thuận này giúp xoa dịu cuộc chiến thương mại kéo dài gần 18 tháng giữa hai nước, ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD do cuộc chiến thuế quan "ăn miếng trả miếng". Theo thỏa thuận, Bắc Kinh cam kết sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp và chế tạo, năng lượng cùng dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức năm 2017 trong vòng 2 năm.
Dưới thời chính phủ của Tổng thống Biden, quan hệ Mỹ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tác động không nhỏ tới thị trường toàn cầu. Với lập trường khác biệt, năm 2021, Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và vẫn duy trì một số mức thuế, tối đa lên tới 25%, đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; đưa hàng chục công ty và các viện nghiên cứu của Trung Quốc vào "danh sách đen" thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc một mặt kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan, tăng cường hợp tác đưa quan hệ kinh tế-thương mại hai nước trở lại đúng hướng, mặt khác tìm cách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm lệ thuộc vào thị trường bên ngoài và sử dụng thị trường nội địa để thu hút các nhà đầu tư quốc tế.
Vận tải biển tấp nập trở lại sau đại dịch COVID-19 Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển toàn cầu đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 nhưng đang phục hồi và dẫn tới "bùng nổ" số đơn hàng mua tàu mới trong bối cảnh ngành này vật lộn với tình trạng thiếu tàu. Tàu chở hàng hóa của Trung Quốc cập cảng Long Beach, Los Angeles,...