Mỹ khôi phục bến tàu nổi để chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza
Ngày 20/6, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết bến tàu nổi do quân đội nước này thiết lập ở Dải Gaza đã được neo lại và hoạt động vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đã được nối lại tại đây.
Xe tải chở hàng viện trợ tới Dải Gaza qua cầu tàu trên biển do quân đội Mỹ xây dựng, ngày 19/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, cầu tàu đã được đưa đến một cảng của Israel do thời tiết xấu gây biển động. Đây là lần thứ hai tình hình thời tiết gây ảnh hưởng đến hoạt động của bến tàu kể từ khi được xây dựng hồi tháng trước. Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder, binh sĩ Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã thả neo và tái lập bến tàu với sự hỗ trợ của các lực lượng Israel. Ông cho biết hoạt động vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo thông qua bến tàu cũng đã được nối lại trong đêm cùng ngày, nâng tổng khối lượng hàng viện trợ được đưa đến Gaza qua công trình này lên hơn 4.100 tấn.
Bến tàu trên được xây dựng từ giữa tháng 5 để vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến Gaza nhưng đã bị hư hại do thời tiết xấu vào cuối tháng trước và phải tạm dừng hoạt động để sửa chữa. Sau đó, bến tàu nối lại hoạt động vào ngày 7/6 nhưng sau đó lại phải tạm dừng trong 2 ngày cũng do thời tiết xấu và đến ngày 14/6 vừa qua, bến tàu tiếp tục phải ngừng hoạt động tạm thời. Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) đã tạm ngừng phân phối hàng viện trợ thông qua bến tàu này để đánh giá tình hình an ninh.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, hơn 30 chuyên gia LHQ đã kêu gọi các quốc gia và công ty chấm dứt hoạt động chuyển giao vũ khí và đạn dược cho Israel.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong tuyên bố chung, các báo cáo viên đặc biệt, các chuyên gia độc lập và các nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã kêu gọi các quốc gia và nhà sản xuất vũ khí ngừng bán hay chuyển giao vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác cho Israel, ngay cả khi hoạt động này được thực hiện theo các giấy phép xuất khẩu hiện hành. Các công ty này bao gồm BAE Systems, Boeing, Caterpillar, General Dynamics và Lockheed Martin.
Việc chấm dứt chuyển giao phải tính cả những hoạt động được thực hiện gián tiếp thông qua các nước trung gian mà cuối cùng có thể được các lực lượng Israel sử dụng, đặc biệt là trong các cuộc tấn công đang diễn ra ở Dải Gaza. Các tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty vũ khí này, bao gồm Bank of America, Capital Group và JP Morgan Chase, cũng có thể phải giải trình.
Hàng viện trợ vào Gaza tăng nhẹ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 1/5, Văn phòng Truyền thông của Dải Gaza thông báo số lượng xe tải chở hàng viện trợ vào dải đất này trong tháng 4 đã "tăng nhẹ", đạt 164 xe/ngày, song vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu.
Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza ngày 23/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo cho biết trong tháng 4 đã có tổng cộng 4.887 xe tải chở hàng vào Gaza, bao gồm 1.166 xe đi qua cửa khẩu Rafah nối với Ai Cập, phần còn lại đi qua cửa khẩu Kerem Abu nối với Israel. Trong số trên, chỉ có 419 xe (chiếm 8%) tới được miền Bắc Gaza, nơi cuộc khủng hoảng nhân đạo đang cấp bách với khoảng 700.000 người cần cứu trợ khẩn cấp.
Trước đó, Israel cam kết với Mỹ sẽ cho từ 300-500 xe chở hàng viện trợ vào Gaza mỗi ngày, trong khi cần khoảng 1.000 xe mới đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Lầu Năm Góc cho biết cầu tàu tạm thời được quân đội Mỹ xây dựng để tăng cường vận chuyển viện trợ nhân đạo đến Gaza đã hoàn thành hơn 50%. Phát biểu với báo giới, Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, bà Sabrina Singh thông báo: "Tính đến hôm nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 50% việc thiết lập cầu tàu".
Việc khởi công xây dựng cầu tàu trên được công bố vào ngày 25/4 và các quan chức Mỹ cho biết cầu tàu sẽ đi vào hoạt động vào đầu tháng 5. Kế hoạch xây dựng cầu tàu viện trợ dự kiến tốn ít nhất 320 triệu USD. Kế hoạch này đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lần đầu tiên vào đầu tháng 3, khi Israel ngừng chuyển hàng hỗ trợ bằng đường bộ.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cung cấp 3.780 gói thực phẩm dưới dạng viện trợ nhân đạo khẩn cấp nhằm cải thiện tình hình dinh dưỡng của người dân trong cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza. Các gói thực phẩm đã được vận chuyển đến Gaza vào ngày 30/4 qua cửa khẩu biên giới Rafah với sự hỗ trợ của Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Ai Cập (ERC). Đây là đợt cung cấp viện trợ lương thực khẩn cấp thứ 3 của Nhật Bản dành cho người dân ở Gaza. JICA cho biết mỗi gói thực phẩm có thể nuôi một gia đình 5 người trong một tuần.
Sau hơn 6 tháng xung đột giữa Hamas và Israel, tình hình nhân đạo ở Gaza hiện rất nghiêm trọng. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết toàn bộ dân số 2,2 triệu người của vùng lãnh thổ này đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
Theo Sở Thông tin của Gaza, ước tính thiệt hại đã lên tới gần 33 tỷ USD, và khiến 90% người dân tại đây phải sống dưới ngưỡng nghèo khổ. Các cuộc tấn công của Israel đã phá hủy cơ sở hạ tầng của 15 lĩnh vực kinh tế tại Gaza, trong đó có y tế, giáo dục, xây dựng, nhà ở, dịch vụ đô thị, hành chính, công nghiệp và thương mại, điện lực, giao thông. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 75%, tăng gần 30% so với trước thời điểm xảy ra xung đột.
Số người chết tại Gaza gia tăng, tỷ lệ thuận với 'sự cô lập' Israel đang đối mặt Israel đang phải đối mặt với sự cô lập ngoại giao ngày càng tăng trong cuộc chiến ở Gaza khi Liên hợp quốc (LHQ) yêu cầu một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức. Khói lửa bốc lên từ một tòa nhà sau vụ không kích của Israel tại Rafah, phía Nam Dải Gaza ngày 9/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reuters,...