Mỹ khoe UAV mới mang bom chính xác cao
Trang Popularmechanics dẫn nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, nước này đang phát triển loại UAV mới có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ và mang được bom GBU-39.
Nguồn tin cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 40 triệu USD với một nhà thầu quốc phòng để phát triển mẫu chiến đấu cơ không người lái đa năng thế hệ mới.
Được biết, đây là một phần trong chương trình Thực nghiệm hệ thống tấn công không người lái chi phí thấp (LCASD), nhằm đưa khả năng tác chiến của máy bay không người lái (UAV) lên tầm cao mới: Tác chiến không đối không.
Theo nội dung hợp đồng, công ty Kratos chuyên chế tạo các thiết bị thử nghiệm cho quân đội Mỹ, sẽ chế tạo một UAV có thể vừa bay tầm thấp sát mặt đất, vừa bay hành trình tầm cao, có khả năng cơ động tấn công, phòng thủ trên không, cũng như khả năng sử dụng hỏa lực tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương.
UAV mới này có thể đạt vận tốc Mach 0.9 trong thời gian ngắn, với tầm hoạt động 2.414 km và có thể mang theo ít nhất hai quả bom đường kính nhỏ GBU-39. UAV đa năng mới của Mỹ sẽ được thiết kế bay lượn rất linh hoạt để tránh tên lửa, đồng thời có chi phí tương đối rẻ với giá chỉ 3 triệu USD cho 99 chiếc đầu tiên và 2 triệu USD nếu mua trên 100 chiếc.
Mỹ thử nghiệm UAV X-47B.
Video đang HOT
Sự nguy hiểm khi kết hợp với GBU-39
Theo giới thiệu của Không quân Mỹ, GBU-39 còn được gọi là SDB-1 có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130 kg, đường kính gần 190 mm, chiều dài gần 1,8 m. Nếu so sánh với các bom thời Thế chiến II thì có thể thấy bom có trọng lượng và đường kính khá nhỏ, song lại dài hơn đáng kể.
Bom có khả năng tiêu diệt khá chính xác các loại mục tiêu với sai số vòng tròn xác suất là 5-8 m. Độ chính xác đó đạt được nhờ hệ thống điều khiển trên khoang với các kênh quán tính và GPS. Các kênh quán tính có khả năng bảo đảm hoạt động trong điều kiện đối phương tiến hành chế áp vô tuyến điện tử cường độ cao. Tất cả chỉ là nhằm đưa 17 kg thuốc nổ mạnh đến mục tiêu một cách chính xác.
Bom SDB I GBU-39 là loại bom liệng, tiếp cận mục tiêu với cánh gấp lại. SDB được xếp trên các giá bom chuyên dụng BRU-61/A chứa 4 quả bom này. Một “bó bom 4 quả” như vậy chiếm đúng một vị trí trên mấu treo bom trong khoang bom và được treo lên máy bay ném bom như đó là một quả bom lớn.
Sau khi thả giá bom, cơ cấu khí nén của nó hất các quả bom ra, các quả bom bung thẳng các cánh được xếp dọc theo thân nhờ một cơ cấu đặc biệt, các cánh lái bung ra ở phần đuôi (hệ thống điều khiển cũng được bố trí ở đây) và bắt đầu tự bay đến mục tiêu.
Bom tiếp cận mục tiêu bằng cách liệng. Tầm bay của bom cho đến mục tiêu cần tiêu diệt có thể đạt đến 110 km. Tầm bay này giảm thiểu tối đa rủi ro cho máy bay mang nó khi phải đối đầu với phòng không đối phương.
Khi đến mục tiêu, bom có thể ứng phó khác nhau. Ngòi nổ được điều khiển từ máy bay mẹ hoặc trung tâm chỉ huy (với UAV) có thể hoạt động ở mấy chế độ: chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không.
Chế độ nổ chậm của bom giải thích vì sao ở SDB lại có ít thuốc nổ hơn các bom cũ và các loại tương tự cùng thời. Vấn đề là ở chỗ vỏ bom kết cấu vững chắc có tác dụng như một quả đạn chiếm khoảng 70 kg, cho phép bom xuyên sâu cả mét vào bê tông cốt thép.
Tuy nhiên, loại bom có điều khiển SDB I này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu tĩnh. Bom này đã được sử dụng trong các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.
Theo Đất Việt
Vũ khí mới giúp Mỹ hạ "sát thủ diệt hạm" DF-21D Trung Quốc
Một khi được cho phép hoạt động trên tàu sân bay, máy bay không người lái (UAV) MQ-25A Stingray sẽ kéo dài tầm hoạt động của các máy bay F/A-18, cho phép chúng hoạt động hiệu quả với nhiệm vụ tấn công đối phương trong khi tàu sân bay Mỹ vẫn đang ở một khoảng cách an toàn, ngoài tầm ngắm của "sát thủ diệt hạm" DF-21D của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ vừa đặt tên mẫu máy bay không người lái (UAV) hoạt động trên tàu sân bay đầu tiên của mình là MQ-25A Stingray.
Hải quân Mỹ đã theo đuổi một UAV trên tàu sân bay từ năm 2006. Ban đầu, Mỹ muốn thiết kế nó trở thành một mẫy máy bay ném bom tàng hình sau đó thay đổi mục tiêu thành một máy bay tấn công và do thám nhưng đến hiện nay, quyết định cuối cùng sẽ là biến nó thành máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
Mẫu máy bay mô phỏng UAV trên tàu sân bay mới của Mỹ - X47B
Mặc dù tiếp nhiên liệu trên không không phải là điều gì mới mẻ, tuy nhiên một mẫu máy bay tiếp nhiên liệu trên tàu sân bay sẽ cho phép hải quân Mỹ giải quyết được vấn đề nan giải nhất, đó là giúp chiến đấu cơ hoạt động được ở những khu vực bị cấm xâm nhập.
Cả Nga và Mỹ đều sở hữu những hệ thống có khả năng cấm lực lượng Mỹ xâm nhập sâu vào trong một khu vực nhất định nhưng Stingray sẽ kéo dài tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Mỹ và cho nó thêm cơ hội phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm của đối phương.
Ví dụ, tên lửa chống tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn khoảng 1.300km trong khi máy bay chiến đấu F/A-18 chủ lực trên tàu sân bay Mỹ chỉ có tầm hoạt động khoảng 800km.
Như vậy, nếu muốn F/A-18 tấn công hiệu quả vào các mục tiêu của quân địch, Mỹ phải di chuyển tàu sân bay của mình vào trong tầm bắn của tên lửa chống hạm DF-21D. Điều này là vô cùng nguy hiểm mặc dù tàu sân bay Mỹ vẫn luôn được bảo vệ bởi một mạng lưới tàu khu trục và tàu hộ tống có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm và không đối đất.
Một khi được cho phép hoạt động trên tàu sân bay, Stingray sẽ kéo dài tầm hoạt động của các máy bay F/A-18, cho phép chúng hoạt động hiệu quả trong nhiệm vụ tấn công đối phương trong khi tàu sân bay Mỹ vẫn đang ở một khoảng cách an toàn.
Theo Phó Đô đốc Joshep Mulloy, mẫu UAV mới sẽ có khả năng trinh sát, do thám và tình báo hạn chế, cũng như mang theo cả vũ khí, nhưng nhiệm vụ chính vẫn luôn là tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, hải quân Mỹ sẽ rút bớt một số tính năng hiện đại từng định trang bị để tăng cường khả năng sống sót của UAV trước tên lửa đối phương.
Hải quân Mỹ có ý định xin giấy phép sản xuất Stingray trong năm nay và biên chế mẫu máy bay này vào năm 2020.
Theo Danviet
Tiêm kích bom không người lái thế hệ mới của Mỹ Tiêm kích bom không người lái trong tương lai của Mỹ có thể bắn hạ máy bay địch, mang bom để diệt hệ thống phòng không đối phương và hoạt động không cần đường băng. Mẫu tiêm kích bom không người lái thế hệ mới của Mỹ. Đồ họa: Popularmerchanic Không quân Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 40 triệu USD với...