Mỹ khiến Trung Quốc “điên đảo” ở Biển Đông
Mỹ đang liên tiếp có những hành động khiến Trung Quốc “điên đảo” ở Biển Đông. Điều này cho thấy rõ lập trường cứng rắn, quyết liệt của Mỹ trong việc ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter
Kể từ năm ngoái đến nay, người ta thấy Mỹ bắt đầu có những lời nói và hành động công khai thách thức tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nếu như trước năm 2014, Mỹ vẫn còn giữ thái độ có phần thận trọng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tránh công khai đối đầu với Trung Quốc thì trong vòng hơn một năm trở lại đây, mọi việc đã trở nên khác đi.
Năm ngoái, giới chức Mỹ liên tục có những phát biểu mạnh mẽ nhất, cứng rắn nhất từ trước đến nay trong việc phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như tham vọng của Trung Quốc trong việc nhăm nhe giành quyền thống trị khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Trong một hội nghị an ninh, quốc phòng hồi tháng 5 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đưa ra những phát biểu nghiêm khắc nhất từ trước đến nay, khiến người ta liên tưởng đến việc Mỹ đã sẵn sàng “tuyên chiến” với Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Hagel công khai cảnh báo, Mỹ “sẽ không nhìn đi nơi khác” khi các nước như Trung Quốc cố tìm cách giới hạn sự tự do hàng hải hay phớt lờ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
Chính quyền và học giả Mỹ năm ngoái còn lần đầu tiên bày tỏ lập trường rõ ràng, công khai phản bác yêu sách “đường lưỡi bò”, phản đối các hành động gây căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực Biển Đông; ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Tiếp đó, Washington gần đây thông báo, nước này đang lên kế hoạch để đưa tàu chiến và máy bay do thám vào khu vực nằm trong phạm vi 12 hải lý so với các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Từ đâu năm nay, Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay tuần tra săn ngầm tối tân nhất P- 8A Poseidon ra Biển Đông. Mọi nhất cử nhất động của Trung Quốc ở Biển Đông hiện giờ sẽ không thể thoát khỏi “tầm ngắm” của những chiếc máy bay siêu tinh vi P-8A Poseidon.
Mới đây nhất vừa xảy ra cuộc chạm trán nóng bỏng giữa máy bay do thám tối tân P-8A Poseidon của Mỹ với Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Máy bay quân sự của Mỹ đã bay trên bầu trời các khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Hành động này của Mỹ đã khiến Hải quân Trung Quốc “nổi điên”, sùng sục lên tiếng đòi máy bay Mỹ tránh xa khu vực. Hải quân Mỹ đã cho công bố đoạn video được quay từ máy bay do thám tối tân P-8 Poseidon của nước này, trong đó cho thấy quân đội Trung Quốc liên tiếp 8 lần cảnh báo, đòi máy bay Mỹ rút ra khỏi khu vực Biển Đông. Đáp lại, phi công Mỹ tuyên bố, họ đang bay trên vùng không phận quốc tế.
Những ngày qua, giới chức và báo chí Trung Quốc không ngừng lên tiếng chỉ trích và cảnh báo Mỹ, nói rằng hành động của máy bay quân sự Mỹ là “vô cùng nguy hiểm”. Bắc Kinh tiếp tục đòi Mỹ tránh xa Biển Đông.
Video đang HOT
Mỹ đẩy sự thách thức lên cao, Trung Quốc “điên đảo”?
Đáp lại những phát biểu đầy tức giận và sôi sục của phía Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 27/5 đã đẩy sự thách thức lên cao thêm một nấc khi quyết liệt và mạnh mẽ bảo vệ quyền của Mỹ trong việc được tự do bay trên bầu trời các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Bộ trưởng Carter thản nhiên tuyên bố: “Không nên có bất kỳ sai lầm nào trong vấn đề này, Mỹ sẽ bay, sẽ lướt trên mặt biển và sẽ hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Ông chủ Lầu Năm Góc cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các nước ngừng ngay lập tức những hoạt động xây dựng đảo ở Biển Đông, kêu gọi các bên ngừng quân sự hóa cuộc tranh chấp và tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
“Các hành động của Trung Quốc đang khiến các nước trong khu vực kết hợp với nhau theo những cách thức mới. Họ đang yêu cầu nhiều hơn về sự can thiệp của Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ đáp ứng lời kêu gọi đó”, Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho biết trong một buổi lễ quân sự ở Hawaii, trước thềm chuyến đi của ông đến Châu Á để tham dự một diễn đàn an ninh quan trọng trong khu vực.Theo lời ông Carter, những nỗ lực xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc “là những bước đi không phù hợp với sự đồng thuận trong khu vực và rằng máy bay quân sự Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động theo sự cho phép của luật quốc tế”.
“Chúng tôi sẽ vẫn là một cường quốc an ninh chủ chốt ở Châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới”, ông Carter tuyên bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn lên tiếng khẳng định, cam kết của Washington trong việc bảo vệ đồng minh Philippines là “cứng như sắt”. Philippines đang là nước có tranh chấp quyết liệt nhất ở Biển Đông với Trung Quốc.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn và được cho là còn chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc có nhiều hành động quyết liệt và hung hăng nhằm thực hiện giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Đặc biệt, gần đây, Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trên 6 bãi san hô mà nước này chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Mỹ đưa siêu vũ khí ra Biển Đông, Trung Quốc lạnh gáy
Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay tuần tra săn ngầm tối tân nhất P-8A Poseidon ra Biển Đông, Hải quân Mỹ hôm qua (26/2) cho biết đồng thời thừa nhận đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện những chuyến bay như vậy. Thông tin này đã chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc "lạnh tóc gáy".
P-8A Poseidon
Mỹ đồng minh thân thiết nhất và lâu đời nhất của Philippines, đã cam kết sẽ chia sẻ thông tin nhanh nhất về những gì đang xảy ra ở vùng lãnh hải của Philippines ở Biển Đông khi Trung Quốc đang gia tăng hoạt động ở khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Chiến đấu cơ tối tân P-8A của Mỹ đã được triển khai ở Philippines trong 3 tuần tính đến ngày 21/2. Và trong khoảng thời gian đó, P-8A của Mỹ đã thực hiện hơn 180 giờ bay ở Biển Đông, Hải quân Mỹ cho biết.
Đại tá Restituto Padilla - một phát ngôn viên của Lực lượng Vũ trang Philippine, cho hay, Hải quân Mỹ đã sử dụng máy bay P-3C Orions ở các căn cứ Philippines từ năm 2012 theo một thoả thuận an ninh song phương. Theo thoả thuận này, lực lượng Mỹ sẽ được triển khai luân phiên ở Philippines.
Máy bay tối tân P-8A bắt đầu thay thế cho những chiếc Orions từ hồi năm ngoái nhưng chưa có thông báo nào về chuyến bay của loại máy bay này ở Biển Đông cho đến ngày hôm qua.
"Chúng tôi mong đợi những chiếc máy bay do thám được triển khai ở Philippines ở mức thường xuyên hơn", ông Padilla tuyên bố.
Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng, bước đi trên sẽ chứng minh năng lực của siêu máy bay P-8A ở cả khu vực môi trường biển xa khơi hay ven biển, cho lực lượng Philippines thấy được những bộ phận cảm biến đa năng của máy bay P-8A Poseidon.
"Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi hợp tác, làm việc cùng với các thành viên của Lực lượng Vũ trang Philippines. Chia sẻ năng lực của loại máy bay đó với các đồng minh của chúng tôi sẽ làm cho mối quan hệ gắn kết của chúng tôi được tăng cường thêm", Đại uý Hải quân Mỹ Matthew Pool - chỉ huy Đội máy bay tuần tra chiến đấu 4 cho hay.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường vận chuyển sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Đây là điều mà không chỉ các nước trong khu vực mà rất nhiều cường quốc và cộng đồng thế giới kịch liệt phản đối.
Mỹ luôn khẳng định không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng xunh quanh. Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh, nước này có lợi ích ở Biển Đông và sẽ kiên quyết bảo vệ sự tự do đi lại và tự do giao thương ở khu vực này. Mỹ kêu gọi các bên đàm phán để nhanh chóng ký kết được một Bộ Quy tắc Ứng xử chính thức ở Biển Đông.
Mỹ cũng kêu gọi các bên ngừng có hành động khiêu khích ở Biển Đông, ám chỉ đến Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ sự tham gia của Mỹ vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải của họ ở Biển Đông. Bắc Kinh liên tục kêu gọi siêu cường số 1 thế giới tránh xa Biển Đông. Tuy nhiên, điều này là không thể đối với Mỹ.
Kể từ khi các cuộc tranh chấp ở Biển Đông bùng phát, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines - đồng minh của Mỹ, Washington không chỉ thể hiện sự ủng hộ với Manila bằng lời nói mà bằng cả hành động. Mỹ thậm chí còn cung cấp vũ khí và những sự trợ giúp về quân sự khác cho Philippines để nước này tăng cường năng lực đối phó với nước láng giềng to lớn Trung Quốc.
P-8A Poseidon là loại máy bay tuần tra săn tàu ngầm tối tân do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ.
Với mục đích phát triển dòng máy bay tuần tra hải quân mới thay thế cho dòng máy bay P-3C Orion đã phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ từ những năm 1960, P-8A Poseidon giúp nâng cao đáng kể khả năng trinh sát và tuần tra các vùng biển ven bờ của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, dòng máy bay tuần tra hải quân mới này cũng đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến săn ngầm, diệt hạm với trang bị vũ khí thích hợp. Máy bay này được trang bị hệ thống radar tối tân cùng với một loạt ngư lôi và tên lửa chống hạm. P-8A có thể bay xa hơn và thực hiện nhiệm vụ lâu hơn những chiếc P-3.
Được phát triển trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737-800, máy bay P-8A khác biệt với dòng máy bay Boeing 737-900ER ở kết cấu cánh, thiết bị cung cấp điện và một số trang bị điện tử trên máy bay. P-8A có khả năng đạt tốc độ tối đa là 907 km/giờ và tầm hoạt động tới 3.700 km. "Hỏa lực" của dòng máy bay hải quân này là 11 móc treo dưới thân và cánh để lắp bom, tên lửa và ngư lôi tùy theo nhiệm vụ chiến đấu.
Chiến đấu cơ này có chiều dài 39,47 mét với độ sải cánh 35,72 mét. Nó có trọng tượng không tải là 62.730 kg và trọng lượng tối đa khi cất cánh là 85.370 kg.
"P-8A là máy bay chiến tranh chống tàu ngầm và tàu nổi tầm xa tối tân nhất thế giới hiện nay", Lầu Năm Góc tự tin tuyên bố.
Việc Mỹ triển khai một loại máy bay siêu tối tân như vậy đến Biển Đông để giám sát chặt chẽ nhất cử nhất động của Trung Quốc ở Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh không khỏi cảm thấy "lạnh gáy".
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Mỹ áp dụng chiến thuật mới chặn Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ đang phát triển một chiến thuật quân sự mới nhằm ngăn chặn những bước tiến từ từ của Trung Quốc vào Biển Đông. Chiến thuật này bao gồm việc tích cực sử dụng máy bay do thám và các chiến dịch hải quân ở gần những khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai...