Mỹ khẳng định quan hệ song phương với Nga tiến triển trong thời gian qua
Ngày 7/12, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Moskva Jason P. Rebholz nhấn mạnh Washington và Moskva đã đạt được những bước tiến trong các vấn đề song phương những ngày gần đây.
Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Sputnik, trong trả lời phỏng vấn Ria Novosti, ông Jason P. Rebholz nói rõ ngoại giao là giải pháp có trách nhiệm duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng mà hai bên đang đối mặt. Chính vì vậy, Mỹ cần mở ra các kênh liên lạc, đặc biệt trong những giai đoạn căng thẳng leo thang, và hai bên đã đạt được những bước tiến trong những ngày gần đây về các vấn đề song phương. Ông P. Rebholz nhấn mạnh Washington hy vọng mối quan hệ song phương tiếp tục tiến triển theo hướng này.
Liên quan đến vấn đề về phái bộ ngoại giao hai nước, ông Rebholz khẳng định việc các nhà ngoại giao Nga rời khỏi Mỹ “không phải một sự trục xuất”. Theo người phát ngôn này, Mỹ đã nói rõ trước đó với Nga rằng phía Moskva có thể “thay thế những người rời đi bằng cách bổ nhiệm các thành viên khác vào các vị trí trong phái đoàn ngoại giao”.
Video đang HOT
Hồi cuối tháng 11, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết Washington đã thông báo trục xuất 27 nhà ngoại giao Nga cùng gia đình và họ phải về nước muộn nhất là vào ngày 30/1/2022. Nhằm đáp trả động thái này, một tuần sau đó, Moskva ra yêu cầu các nhân viên ngoại giao Mỹ đã ở nước này hơn 3 năm phải về nước trước ngày 31/1/2022.
Theo người phát ngôn P. Rebholz, cách tiếp cận nói trên của Mỹ là nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong cơ quan đại diện ngoại giao của hai nước vì cả hai nước sẽ luân chuyển nhân viên với tần suất tương tự.
Mối quan hệ giữa hai nước đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng liên quan đến một số vấn đề như an ninh mạng, Syria và Ukraine.
Nga phản đối lệnh trừng phạt mới của Mỹ liên quan Dòng chảy phương Bắc 2
Việc Mỹ tìm cách đối thoại với Nga cùng với áp đặt các biện pháp trừng phạt là không thể chấp nhận được và vi phạm luật pháp quốc tế.
Đây là tuyên bố của Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đưa ra ngày 22/11 khi đề cập đến thông báo của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Trạm tiếp nhận khí đốt của hệ thống đường ống dẫn khí trên bộ Dòng chảy Phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại sứ Antonov cho rằng chính quyền Mỹ đang làm phức tạp quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Nga với châu Âu trong những năm qua. Theo ông, ban đầu, Washington muốn làm gián đoạn việc hoàn thành dự án Dòng chảy phương Bắc 2, và hiện lại đang tìm cách trì hoãn công tác vận hành cơ sở này, trong khi kêu gọi Moskva tăng nguồn cung năng lượng cho châu Âu để giảm thiểu hậu quả của cuộc khủng hoảng nhiên liệu. Ông Antonov nhấn mạnh Nga coi mọi nỗ lực cản trở hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga tới châu Âu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại các nguyên tắc thị trường tự do.
Quan chức ngoại giao Nga cũng kiên quyết bác bỏ những cáo buộc nhằm vào chính sách năng lượng của Nga, đồng thời nhấn mạnh thực tế đã cho thấy Nga là một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực năng lượng.
Trước đó, trong một tuyên bố, ngày 22/11, Ngoại trưởng Blinken cho biết Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo liên quan đến dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức. Theo đó, lệnh trừng phạt không nhắm đến công ty chính đang hoàn thành dự án, thay vào đó được áp đặt đối với công ty Transadria Ltd., một công ty vận tải biển có liên quan đến Nga, cùng 2 tàu của công ty này, trong đó tàu Marlin bị đưa vào diện tài sản bị phong toả và một tàu khác chưa được tiết lộ.
Ngoại trưởng Blinken cho biết mặc dù tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, nhưng Mỹ vẫn "tiếp tục làm việc với Đức cùng các đồng minh và đối tác khác nhằm giảm thiểu những rủi ro xuất phát từ tuyến đường ống này".
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 dài hơn 1.200 km, cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga đến Đức và các nước châu Âu khác, là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm qua. Mặc dù vấp phải nhiều phản đối nhưng Chính phủ Đức vẫn quyết tâm hoàn thành dự án, vì đường ống này được đánh giá có tầm quan trọng rất lớn đối với vấn đề an ninh năng lượng của nền kinh tế đầu tàu châu Âu này.
Tuy nhiên, ngày 16/11, Cơ quan Quản lý năng lượng Đức thông báo tạm đình chỉ tiến trình phê duyệt dự án này với lý do là công ty vận hành dự án chưa tuân thủ luật pháp Đức. Sau tuyên bố này, giá khí đốt tại châu Âu đã tăng mạnh.
Nga gửi cho Mỹ loạt đề xuất hàn gắn quan hệ song phương Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 21/6 cho biết phía Nga đã gửi một loạt đề xuất cho Mỹ về cách mà hai nước có thể ổn định quan hệ song phương. Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại biệt thự Villa La Grange ở Geneva ngày 16/6. Ảnh: Sputnik "Hôm nay, tôi đã gửi...