Mỹ khẳng định quan điểm cứng rắn trong thương mại với Trung Quốc
Ngày 1/3, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho hay Tổng thống Joe Biden sẽ sử dụng “mọi công cụ sẵn có” để ngăn chặn chống lại những hành vi thương mại mang tính “lạm dụng” của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về chính sách đối ngoại tại Washington DC., ngày 4/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong báo cáo về chương trình nghị sự năm 2021 do USTR đệ trình lên Quốc hội Mỹ, đội ngũ phụ trách vấn đề thương mại của Tổng thống Biden cho biết sẽ nỗ lực cải thiện quan hệ với các đồng minh và bảo vệ người lao động Mỹ. Báo cáo nhấn mạnh việc phục hồi mối quan hệ rạn nứt với các đồng minh và đối tác thương mại cũng sẽ là một phần trong chiến lược ứng phó với Trung Quốc của Tổng thống Biden nhằm giải quyết tình trạng “méo mó” của thị trường toàn cầu do tình trạng dư thừa công nghiệp tạo ra.
Như vậy, báo cáo này được xem là một trong những tín hiệu nhằm chính thức hóa những tuyên bố của Tổng thống Biden và bà Katherine Tai – người được ông đề cử vào vị trí người đứng đầu USTR.
Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh những thiệt hại do các hành vi thương mại không công bằng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc gây ra, đồng thời khẳng định những hành vi này “gây phương hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ”.
Video đang HOT
Trước đó, cùng ngày, trong văn bản trả lời câu hỏi của các nghị sĩ, bà Tai khẳng định sẽ nỗ lực đấu tranh với hàng loạt hành động thương mại và kinh tế “bất công” của Trung Quốc. Bà nhấn mạnh sẽ cố gắng sử dụng tiến trình tham vấn thực thi trong thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 mà Washington và Bắc Kinh đã đạt được dưới thời của cựu Tổng thống Donald Trump để đảm bảo sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Hồi đầu tháng 2 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Dương Khiết Trì đã kêu gọi chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden tập trung vào hợp tác và kiểm soát các bất đồng nhằm đưa quan hệ song phương phát triển theo hướng lành mạnh và ổn định. Ông Dương Khiết Trì ước tính các doanh nghiệp Mỹ có thể được hưởng lợi từ xuất khẩu số hàng hóa trị giá 22.000 tỷ USD sang Trung Quốc trong thập kỷ tới. Ông cũng hy vọng chính quyền mới của Mỹ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước và đi theo xu thế lịch sử.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, quan hệ Trung – Mỹ đã xuống mức nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979 với căng thẳng trong loạt vấn đề từ thương mại, công nghệ đến vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) và Biển Đông.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ 'sửa sai'
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ, yêu cầu Washington "sửa chữa sai lầm".
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của nước này, hôm 5/2 điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cho rằng Mỹ "nên sửa chữa những sai lầm gần đây, đồng thời hợp tác để thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung phát triển ổn định và lành mạnh, bằng cách nêu cao tinh thần không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi", theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh hai bên nên tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau, cũng như hệ thống chính trị và con đường phát triển mà họ lựa chọn.
"Mỗi bên nên tập trung chăm lo vào công việc đối nội của mình", ông Dương nói, khẳng định Trung Quốc sẽ "kiên định theo đuổi con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và không ai có thể ngăn cản nước này "chấn hưng quốc gia".
Dương Khiết Trì phát biểu tại diễn đàn trực tuyến do Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ - Trung tổ chức hôm 2/2. Ảnh: AFP.
Quan hệ Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump đã bị đẩy xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khi hai bên thường xuyên đối đầu trong nhiều vấn đề từ thương mại, công nghệ, an ninh khu vực và nhân quyền. Các tuyên bố và động thái gần đây của chính quyền mới Joe Biden cho thấy Mỹ khó thay đổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc.
Phát biểu tại trụ sở Bộ Ngoại giao hôm 4/2, Tổng thống Biden mô tả Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất" của Mỹ và đưa ra các kế hoạch chống lại "cuộc tấn công vào nhân quyền, sở hữu trí tuệ và quản trị toàn cầu" của Bắc Kinh.
Trong cuộc điện đàm hôm 5/2, ông Dương Khiết Trì nêu một số vấn đề tiếp tục khiến quan hệ hai nước căng thẳng, trong đó có Đài Loan. Quan chức ngoại giao này cũng cảnh báo Ngoại trưởng Blinken các vấn đề liên quan tới Hong Kong, Tân Cương và Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời cho biết Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ can thiệp nào từ bên ngoài.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo về cuộc điện đàm, nêu rằng ông Blinken đã nói với ông Dương rằng Mỹ "sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền và các giá trị dân chủ, gồm cả ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong". Blinken đồng thời "hối thúc Trung Quốc tham gia cùng cộng đồng quốc tế lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar".
Blinken cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải "chịu trách nhiệm về những nỗ lực đe dọa sự ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm cả eo biển Đài Loan, và việc hủy hoại hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ".
Ngoại trưởng Mỹ điện đàm, gây sức ép với Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép về Đài Loan, Hong Kong, Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ khi điện đàm với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc. "Tôi đã nói rõ rằng Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi, bảo vệ các giá trị dân chủ của chúng tôi và buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm...