Mỹ khẳng định không trao trả Vịnh Guantanamo cho Cuba
Nhà Trắng đã chính thức từ chối việc chuyển giao quyền kiểm soát Vịnh Guantanamo cho Cuba, một trong những điều kiện tiên quyết mà Chủ tịch Cuba Raul Catro đã đưa ra trước đó cho việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest đưa ra tuyên bố trên ngày 29/1 (Ảnh:Washingtontimes)
Trong tuyên bố đưa ra tại Nhà Trắng ngày hôm qua 29/1, người phát ngôn Josh Earnest khẳng định các nỗ lực thúc đẩy quan hệ với đảo quốc vùng Caribê không bao gồm việc chuyển giao quyền kiểm soát Vịnh Guantanamo.
“Tổng thống tin rằng nhà tù tại Vịnh Guantanamo cần phải bị đóng cửa, nhưng căn cứ hải quân không phải là thứ mà chúng tôi muốn đóng”, người phát ngôn Earnest khẳng định.
Tuyên bố trên cho thấy tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương Mỹ – Cuba sẽ còn gặp rất nhiều rào cản, nhất là khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama còn phải lo đối mặt với sự ngăn cản từ Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Vịnh Guantanamo rộng 116 km2, nằm ở cực Đông Nam của Cuba và được bao quanh bởi những ngọn đồi thẳng dốc tạo thành một vùng riêng biệt cách ly với vùng nội địa phía trong.
Mỹ được trao quyền kiểm soát vĩnh viễn vịnh này theo Hiệp ước Cuba-Mỹ năm 1903. Tuy nhiên, La Habana cho rằng sự hiện diện của Mỹ, thông qua hoạt động của căn cứ hải quân và từ năm 2002 được chuyển thành nhà tù giam giữ các nghi can khủng bố không được xét xử, là bất hợp pháp.
Vì thế, trong tuyên bố hôm 28/1, Chủ tịch Cuba Raul Castro khẳng định việc trao trả quyền kiểm soát Vịnh Guantanamo là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Cuba cũng khẳng định tiến trình bình thường hóa sẽ không có ý nghĩa nếu Washington tiếp tục duy trì lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính nhằm vào đảo quốc này.
“Tái thiết lập quan hệ ngoại giao là bước khởi đầu cho tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương Mỹ – Cuba, song tiến trình này không thể tiến triển nếu như còn tồn tại lệnh cấm vận đơn phương của chính quyền Washington và sự chiếm đóng bất hợp pháp của căn cứ hải quân Mỹ trên Vịnh Guantanamo”, Chủ tịch Raul nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) lần thứ III, diễn ra tại Costa Rica.
Chủ tịch Raul khẳng định đối thoại không có nghĩa là yêu cầu bất kỳ sự thay đổi nào đối với Cuba và rằng La Habana sẽ không chấp thuận đưa những vấn đề nội bộ của Cuba lên bàn đàm phán.
Ông kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama sử dụng quyền hành pháp để nới lỏng cấm vận Cuba và hối thúc Washington sớm đưa đảo quốc vùng Caribe này ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố, một rào cản khiến Cuba không thể tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính.
Hôm 27/12/2014. Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul cùng tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau 54 năm cấm vận, động thái được coi là bước đi lịch sử giúp phá vỡ bức tường ngăn cách cuối cùng còn sót lại kể từ Chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên theo nhận định của giới phân tích, để hai bên có thể tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ sẽ cần rất nhiều thời gian và nỗ lực từ cả hai phía.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Chủ tịch Cuba yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận, trả lại Guantanamo
Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 28/1 đã nêu ra các điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, yêu cầu chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế kéo dài nửa thế kỷ qua, trả lại Vịnh Guantanamo và đưa Havana khỏi danh sách khủng bố.
Chủ tịch Cuba Raul Castro. (Ảnh: AP)
"Vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết: lệnh cấm vận về kinh tế, thương mại và tài chính. Điều này gây tổn hại lớn về kinh tế và con người và vi phạm các quyền lợi quốc tế", ông Castro nói.
"Việc thiết lập quan hệ ngoại giao là điểm khởi đầu cho một tiến trình tiến tới bình thường hóa quan hệ, nhưng điều này sẽ không thể chừng nào lệnh cấm vận vẫn còn", lãnh đạo Cuba nhấn mạnh.
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng các nước Caribê và Mỹ Latinh (CELAC) tại Costa Rica ngày 28/1, Chủ tịch Castro cho hay chặng đường tiến tới việc chấm dứt lệnh cấm vận "có thể dài và gian nan".
Ông Castro đưa ra các bình luận trên một tuần sau khi một phái đoàn cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Havana trong 35 năm qua và các quan chức Cuba đã có các cuộc đàm phán lịch sử nhằm mở lại đại sứ quán và phục hồi mối quan hệ vốn bị cắt đứt vào năm 1961.
Cuba lâu nay cáo buộc rằng lệnh cấm vấn của Mỹ đã gây ra các khó khăn về kinh tế đối với nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tuần trước đã kêu gọi quốc hội chấm dứt lệnh cấm vận được áp đặt từ năm 1962.
Hồi đầu tháng này, ông Obama đã sử dụng các quyền hành pháp để nới lỏng các hạn chế và thương mại và đi lại với Cuba, gia tăng sức ép lên lệnh cấm vận.
Nhưng ông Castro nói rằng nhà lãnh đạo Mỹ cần hành động nhiều hơn nữa.
"Ông ấy nên sử dụng quyền hành pháp để thay đổi hẳn quy mô của lệnh cấm vận, thậm chí không cần quyết định của quốc hội", ông Castro nói.
Nhà lãnh đạo Cuba cho hay ông cũng muốn Mỹ đưa Cuba khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố của Washington. Ngoài ra, ông còn yêu cầu Mỹ trả lại vịnh Guantanamo, nơi hải quân Mỹ có một căn cứ đang được sử dụng để giam giữ các nghi phạm khủng bố.
Một yêu cầu nữa của Cuba là thay đổi các chính sách nhập cư của Mỹ. Chính sách hiện thời của Washington cho phép người Cuba ở lại Mỹ nếu họ đặt chân lên đất Mỹ và được tiếp cận quyền cư trú lâu dài nhanh chóng.
Cuba nói rằng các chính sách nhập cư của Mỹ đã gây ra các vụ vượt biên trái phép và chảy máu chất xám.
Chủ tịch Castro cho hay phái đoàn của ông đã vạch ra các điều kiện trên với các quan chức Mỹ trong cuộc gặp lịch sử hồi tuần trước và cần tổ chức thêm nhiều cuộc đàm phán nữa để giải quyết các vấn đề trên.
"Chúng tôi đã chia sẻ với Tổng thống Mỹ mong muốn thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ song phương một khi quan hệ ngoại giao được phục hồi. Điều này đòi hỏi hai bên phải có các biện pháp nhằm cải thiện bầu không khí giữa hai nước", ông Castro nói.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc xây kênh đào xuyên châu lục, "xâm thực" sân sau của Mỹ Tờ AFP nhận định, các công ty Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào khu vực Trung Mỹ vơi những kế hoạch đầy tham vọng như kênh đào xuyên Trung Mỹ ở Nicaragua nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hay đập thủy điện ở Hondurat, nơi trước giờ chỉ là sân sau của Mỹ. Kênh đào Nicaragua làm "mồi...