Mỹ khẳng định duy trì cách tiếp cận ngoại giao trong vấn đề Triều Tiên
Ngày 12/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này lên án các vụ phóng tên lửa mới của Triều Tiên nhưng vẫn duy trì cam kết để ngỏ khả năng đối thoại với Bình Nhưỡng.
Người phát ngôn của Nhà Trắng Jen Psaki. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó cùng ngày, Triều Tiên đã phóng 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, đánh dấu vụ phóng tên lửa thứ 16 của nước này trong năm nay. Trong thông báo mới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Mỹ lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Các vụ phóng này, cũng như những vụ khác trong những tuần gần đây, vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và gây ra một mối đe dọa đối với các nước láng giềng của Triều Tiên và cộng đồng quốc tế”. Quan chức ngoại giao Mỹ cũng tái khẳng định Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đối thoại, duy trì cam kết tiếp cận ngoại giao với Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nước này đối thoại.
Trong khi đó, Nhà Trắng thông báo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 12/5 đã điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Kim Sung-han, trong đó hai bên cùng lên án các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Trong cuộc điện đàm, hai bên đã bày tỏ quan ngại đặc biệt về các hành động gia tăng căng thẳng gần đây của Triều Tiên, trong đó có vụ phóng tên lửa đạn đạo mới, đồng thời nhất trí tiếp tục củng cố hợp tác song phương về vấn đề Triều Tiên.
Video đang HOT
Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ và người đồng cấp Hàn Quốc cũng đã thảo luận về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hàn Quốc, dự kiến diễn ra trong tháng này, coi đây là bước ngoặt quan trọng giúp củng cố quan hệ đồng minh chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia. Dự kiến, Tổng thống Biden sẽ có chuyến công du tới Hàn Quốc và Nhật Bản từ ngày 20-24/5 và hội đàm với lãnh đạo hai nước này.
Người phát ngôn của Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền Mỹ nhận định có khả năng Triều Tiên đang chuẩn bị thử hạt nhân khi Tổng thống Biden thực hiện chuyến công du châu Á.Theo bà Psaki, Tổng thống Biden đang cân nhắc tới thăm Khu phi quân sự (DMZ) nhưng hiện chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ nhận định các vụ phóng tên lửa mới của Triều Tiên không gây ra mối đe dọa trực tiếp tới Mỹ hay các đồng minh, song đe dọa sự ổn định tại khu vực. Triều Tiên đã từ chối đàm phán với Mỹ kể từ cuối năm 2019. Nước này cũng phớt lờ mọi đề xuất đối thoại của Mỹ kể từ khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021.
Lộ trình 4 điểm can dự của Mỹ với Trung Quốc hậu cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 16/11 cho rằng quan hệ Mỹ-Trung có thể được đặc tả một cách chính xác nhất bằng khái niệm "đưa can dự song phương trong tương lai vào bốn giỏ chính".
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: Getty Images
Tối 15/11 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm trực tuyến thượng đỉnh kéo dài 3 tiếng rưỡi. Gần một ngày sau đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã có bài phát biểu trực tuyến tại Viện Brookings, thông báo nội dung, kết quả cuộc gặp cũng như những điểm đồng thuận chính. Bài phát biểu và trả lời của ông Sullivan mang tính bao quát, nêu bật những điểm có thể còn chưa được đề cập đầy đủ, sâu sắc trong các thông cáo của hai bên.
Trong phần diễn giải, ông Sullivan điểm lại diễn biến bối cảnh cuộc gặp liên quan đến điều chỉnh chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden, gắn với các bước đi về tăng cường quan hệ với đồng minh, đối tác, mở rộng triển khai chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cũng đề cập đến một loạt các nội dung được ông lãnh đạo hai nước thảo luận, quan điểm của mỗi bên và phản ứng của bên còn lại.
Phần hỏi đáp của người dẫn chương trình với ông Sullivan chứa đựng nhiều hàm ý chính sách của Mỹ với Trung Quốc. Khi được hỏi các bước đi tiếp theo hậu điện đàm trực tuyến là gì, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ đã khái quát hóa can dự Mỹ-Trung ở bốn nhóm vấn đề chính.
Một là, hợp tác cùng nhau trong nhiều vấn đề cấp thiết mà Trung Quốc và Mỹ có sự hội tụ về lợi ích. Đó là có thể là việc thực thi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP26, hỗ trợ thế giới đẩy nhanh tiêm chủng vaccine để sớm chất dứt đại dịch COVID-19.
Hai là, xử lý những thách thức mà Trung Quốc và Mỹ có lịch sử cộng tác hiệu quả cùng nhau, nhưng hiện đang phải đối mặt với những bài kiểm định quan trọng. Đó là đàm phán hạt nhân Iran, leo thang hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên.
Ba là, tăng cường trao đổi trực tiếp để "quản trị khác biệt" một cách hiệu quả. Nổi bật trong nhóm này là vấn đề Đài Loan. Ông Sullivan cho biết tại cuộc điện đàm thượng đỉnh vừa qua, Tổng thống Biden đã nhắc lại việc chính ông là người đã bỏ phiếu ủng hộ Đạo luật Quan hệ Đài Loan khi còn là thượng nghị sĩ năm 1979, nên hiểu rất rõ luật của Mỹ đề cập ra sao và ở tầm mức nào hỗ trợ đối với phòng vệ của Đài Loan (Trung Quốc).
Bốn là, giải quyết những điểm còn tồn tại trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai nước, trong khi vẫn tiếp tục sử dụng "mọi công cụ cần thiết và sẵn có" để đáp trả hành vi, hoạt động kinh tế không công bằng đến từ Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Biden cân nhắc đến thăm khu DMZ liên Triều trong tháng 5 Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc đến khu phi quân sự (DMZ) phân chia hai miền Triều Tiên trong chuyến thăm châu Á vào tháng này. Địa điểm canh gác của Triều Tiên và Hàn Quốc gần DMZ. Ảnh: Reuters Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã xác nhận thông tin này ngày 12/5. Nhà lãnh đạo Mỹ Biden...