Mỹ khẳng định duy trì các cam kết vững chắc với NATO
Ngày 23/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cam kết tái thiết và hồi sinh liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), đồng thời chia sẻ kế hoạch của Mỹ về khả năng rút quân khỏi Afghanistan.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong chuyến thăm đầu tiên đến trụ sở NATO tại Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Blinken khẳng định liên minh đang ở giai đoạn then chốt trong việc ứng phó với các mối đe dọa trên toàn thế giới cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong cuộc gặp với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, Ngoại trưởng Blinken nêu rõ mục đích chuyến thăm của ông là thể hiện cam kết vững vàng của Mỹ đối với NATO.
Về khả năng rút quân khỏi Afghanistan, ông Blinken cho biết Mỹ vẫn đang đánh giá các phương án, sẽ tiếp tục lắng nghe và tham vấn với các đồng minh. Dự kiến các Ngoại trưởng NATO sẽ thảo luận về vấn đề Afghanistan trong 2 ngày tới tại Brussels.
Cũng tại cuộc gặp, Tổng Thư ký Stoltenberg đã đề ra một số lĩnh vực mà NATO có thể hiện đại hóa trong trung hạn và cần tới sự ủng hộ của Mỹ, từ các biện pháp liên quan biến đổi khí hậu đến việc chi ngân sách bền vững cho các chiến dịch quân sự.
Quan hệ giữa Mỹ và NATO đã không mấy suôn sẻ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vẫn luôn cho rằng liên minh này đã lỗi thời. Việc chính quyền Mỹ thay đổi quan điểm dưới thời Tổng thống Joe Biden đã nhận được sự hoan nghênh của các đồng minh châu Âu trong NATO.
Về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, ông Blinken nhấn mạnh liên minh NATO có thể vươn lên mạnh mẽ hơn sau giai đoạn chia rẽ nội bộ và cần phải đảm bảo Thổ Nhĩ Kỳ là trọng tâm trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Mặc dù có những bất đồng công khai với Ankara, song cả Mỹ và NATO đều muốn Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ liên minh quân sự này. Ông Blinken nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh lâu năm và giá trị. Theo ông, việc tiếp tục là thành viên trong liên minh cũng chính là mong muốn của Ankara.
Liên quan dự án “Dòng chảy phương Bắc 2″, Ngoại trưởng Blinken cho rằng dự án mà Nga và Đức đang tiến hành xây dựng này đi ngược lại với lợi ích của Liên minh châu Âu (EU). Ngoại trưởng Blinken cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng dự án này là một “ý tưởng tồi”, không chỉ với EU mà còn cả với Mỹ, cũng như đi ngược lại các mục tiêu an ninh riêng của EU. Theo ông, dự án này cũng ảnh hưởng đến lợi ích của Ukraine, Ba Lan, một số đối tác và đồng minh thân cận trong khu vực. Ngoại trưởng Blinken tuyên bố sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Đức Heiko Maas để thảo luận về vấn đề.
Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2″ là hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua Biển Baltic, nằm trong vùng lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Nga và Thụy Điển. Mỹ từ lâu chỉ trích dự án này, đồng thời đe dọa trừng phạt các công ty tham gia xây dựng đường ống. Mỹ cũng đang tìm cách bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các mỏ đá phiến sang châu Âu, trong đó có một số quốc gia như Ba Lan, Latvia và Litva. Cho đến nay, Đức vẫn phản đối việc ngừng dự án. Dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 hiện đã hoàn thành được 95% và có khả năng hoàn tất vào tháng 9 tới.
Hàng loạt chủ đề 'nóng' được thảo luận tại hội nghị ngoại trưởng NATO
Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn thông bao cua NATO ngay 22/3 cho biết, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg xác nhận rằng Sáng kiến NATO 2030, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, các cuộc tấn công mạng, sự trỗi dậy của Trung Quốc và biến đổi khí hậu... se la nhưng chu đê đươc thao luân tai hôi nghi ngoại trưởng NATO diên ra trong tuân nay.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo công bố báo cáo thường niên 2020 ở Brussels, Bỉ ngày 16/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Stoltenberg, hiện có cơ hội để mở ra một chương mới trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương và ngoại trưởng các nước sẽ trao đổi quan điểm về Sáng kiến NATO 2030 để thích ứng vơi tinh hinh mơi. Ông Stoltenberg nêu ro: "Chúng ta phải táo bạo và có tham vọng xây dựng một liên minh vững mạnh hơn cho tương lai. Bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới nguy hiểm và cạnh tranh hơn, nơi những thách thức không có biên giới".
Bên canh đo, Tổng Thư ký NATO cung cho biết các đông minh sẽ tiếp tục tham vấn về tình hình ở Afghanistan và đanh gia tông thê vê sự hỗ trợ của NATO dành cho các đối tác quan trọng ở Trung Đông và Bắc Phi. Vê quan hê vơi Nga, ngoại trưởng các nước NATO sẽ đề cập đến vân đê nay trong một phiên họp với các đối tác Phần Lan và Thụy Điển, cũng như Đại diện cấp cao của EU.
Mỹ, NATO 'mất dấu tàu ngầm Nga' Mỹ và đồng minh dường như triển khai nhiều khí tài để tìm dấu vết tàu ngầm Rostov-on-Don ở Địa Trung Hải trong một tuần nhưng không có kết quả. "Lực lượng săn ngầm NATO đã cố gắng tìm kiếm tàu ngầm Rostov-on-Don suốt một tuần, nhưng các nỗ lực đều không thành công. Bộ chỉ huy Nga vẫn duy trì liên lạc...