Mỹ kêu gọi Triều Tiên quay lại đàm phán
Ngày 16/4, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas- Greenfield đã kêu gọi Triều Tiên quay trở lại đàm phán.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield tại phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York về xung đột Israel-Hamas, ngày 20/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi được đưa ra khi bà Thomas-Greenfield đến thăm Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Trong một tuyên bố tại DMZ, bà Thomas-Greenfield khẳng định Mỹ mong muốn có hoạt động ngoại giao có ý nghĩa với Bình Nhưỡng. Bà nêu rõ tất cả các phương án đều đang được cân nhắc, kể cả bên ngoài khuôn khổ LHQ. Bà cho biết Mỹ cùng Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an LHQ khác sẽ xem xét một số cách thức nhằm tiếp tục duy trì hoạt động của Nhóm chuyên gia hỗ trợ Ủy ban phụ trách các lệnh trừng phạt của HĐBA LHQ đối với Triều Tiên. Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất bỏ phiếu tại HĐBA LHQ về việc gia hạn nhiệm vụ của nhóm chuyên gia trên đến ngày 30/4/2025.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Thomas-Greenfield đã đến Hàn Quốc từ ngày 14/4 trong khuôn khổ chuyến công du châu Á. Dự kiến, bà Thomas-Greenfield sẽ kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc và tới Nhật Bản vào ngày 17/4.
Mỹ tìm kiếm đàm phán với Triều Tiên để giảm nguy cơ xung đột
Ngày 5/3, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) của Mỹ cho biết nước này đang tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên, bao gồm cả việc giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột bất ngờ trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu của Washington về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo này vẫn không thay đổi.
Triều Tiên phóng tên lửa đất đối hải Padasuri-6 ngày 14/2/2024. Ảnh: KCNA/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng tin Yonhap, người phát ngôn trên nhấn mạnh: "Lập trường của chúng tôi về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên không thay đổi". Quan chức này nói thêm: "Trong khi nỗ lực hướng tới mục tiêu này, chúng tôi mong muốn có một số cuộc thảo luận có giá trị với Triều Tiên, bao gồm cả việc giảm nguy cơ xung đột quân sự bất ngờ".
Người phát ngôn cũng cho biết Mỹ khuyến khích Triều Tiên quay trở lại "các cuộc thảo luận thực chất nhằm xác định các cách quản lý rủi ro quân sự và tạo ra hòa bình lâu dài" trên Bán đảo Triều Tiên.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Giám đốc cấp cao của NSC khu vực Đông Á và châu Đại Dương, bà Mira Rapp-Hooper trong tuần này thông báo rằng Washington sẽ xem xét "các bước tạm thời" trên con đường hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố này làm dấy lên suy đoán về khả năng thay đổi chính sách của Mỹ.
Trong thuật ngữ đàm phán với Triều Tiên, "các bước tạm thời" thường liên quan đến các biện pháp như việc Bình Nhưỡng dừng phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các trừng phạt, hoặc các biện pháp khác nhằm khuyến khích các nỗ lực phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh phi hạt nhân hóa hoàn toàn là "mục tiêu chung" của Chính phủ Hàn Quốc và Mỹ. Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn bộ trên, ông Lim Soo Suk cho biết bình luận của quan chức Mỹ về "các bước đi tạm thời" nhằm cùng mục đích với "sáng kiến táo bạo" của Chính phủ Hàn Quốc.
Vào tháng 8/2022, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã công bố sáng kiến táo bạo nhằm giúp Triều Tiên cải thiện nền kinh tế để đổi lấy các bước phi hạt nhân hóa. Ông Lim Soo Suk nhấn mạnh: "Nếu Triều Tiên sẵn lòng dỡ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của họ thì đương nhiên các biện pháp này sẽ được thực hiện theo từng bước".
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Seoul và Washington đã bắt đầu một cuộc tập trận chung lớn từ ngày 4/3. Các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều đã bị đình trệ kể từ tháng 2/2019.
Binh sĩ bên phía Hàn Quốc tại làng đình chiến được tái trang bị vũ khí sau 5 năm Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) ngày 19/12 thông báo binh sĩ quốc tế đóng quân ở làng đình chiến Panmunjom không được trang bị vũ khí nay có thể mang súng trở lại. Khách du lịch tham quan Khu vực An ninh chung (JSA) bên trong Khu phi quân sự (DMZ) liên Triều, ngày 1/8/2017. Ảnh: AFP/TTXVN UNC do Mỹ dẫn...