Mỹ kêu gọi thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với Nhật Bản
Ngày 16/3, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã kêu gọi tăng cường thêm mối quan hệ kinh tế và an ninh với Nhật Bản nhân dịp ông cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang có chuyến công du tới quốc gia Đông Á này.
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang có chuyến công du tới Nhật Bản. (Ảnh: AP)
Chuyến công du tới Nhật Bản diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh nhóm “Bộ từ Kim cương” (QUAD) giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia hồi tuần trước. Đây cũng là chuyến công nước ngoài đầu tiên của ông Anthony Blinken và ông Lloyd Austin trên cương vị thành viên nội các hàng đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Phát biểu trước một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở thủ đô Tokyo, Ngoại trưởng Anthony Blinken nhấn mạnh: “Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản là một trong những mối quan hệ bền chặt nhất trên thế giới”. Ông Bliken đồng thời tái khẳng định, liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng”.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tham dự Đối thọa Chiến lược và An ninh với những người đồng cấp Nhật Bản Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi theo thể thức “2 2″. Đây là cuộc đối thoại chiến lược “2 2″ đầu tiên giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu của hai nước kể từ năm 2019. Tại cuộc gặp, các Bộ trưởng của hai nước trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có các biện pháp củng cố quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật, vấn đề Triều Tiên, Myanmar và cách đối phó với dịch COVID-19.
Trước đó, mở màn cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ mong muốn hợp tác với Nhật Bản và các đồng minh trong vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, Tokyo và Washington đã chia sẻ các giá trị chung liên quan đến dân chủ, vấn đề nhân quyền cũng như pháp quyền, bày tỏ tin tưởng rằng những giá trị này giúp sẽ hai nước củng cố thêm sức mạnh trong bối cảnh có nhiều mối đe dọa hiện hữu trong khu vực.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide – nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên dự kiến sẽ có chuyến thăm tới Nhà Trắng và gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 4 tới đây.
Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 12/3 vừa qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu cho biết: “Nếu điều kiện thuận lợi, Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ thăm Mỹ sớm nhất vào nửa đầu tháng 4/2021. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nhật đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden sẽ được tổ chức”. Trong đó, Hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ thảo luận về chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” cũng như các biện pháp nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 và vấn đề biến đổi khí hậu.
Sau khi kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, hai quan chức hàng đầu Mỹ sẽ tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào ngày 17/3. Tại đây, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ cùng Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong và Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wook thảo luận về các vấn đề song phương cũng như toàn cầu. Trong đó, vấn đề phi hạt nhân Triều Tiên dự kiến là trọng tâm của chương trình nghị sự.
Sau chuyến thăm tới Seoul, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken dự kiến sẽ đến Alaska để cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tham gia cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên với các quan chức Trung Quốc, bao gồm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị vào ngày 18/3./.
Mỹ tăng thách thức Trung Quốc ở Biển Đông dưới thời Trump
Hải quân Mỹ tăng tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức yêu sách của Trung Quốc trong hai năm cuối nhiệm kỳ Trump.
Theo báo cáo được hải quân Mỹ công bố hôm 15/3, các chiến hạm nước này mỗi năm thực hiện 10 chuyến áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông trong giai đoạn 2019-2020 , tăng gấp đôi so với giai đoạn 2014-2018. Chiến hạm Mỹ trong năm 2020 cũng đi qua eo biển Đài Loan 13 lần, nhiều nhất trong vòng 14 năm qua.
Hải quân Mỹ gia tăng các động thái trên phản ánh quan điểm cứng rắn của chính quyền tổng thống Donald Trump với Trung Quốc, đồng thời cho thấy Lầu Năm Góc tăng cường nỗ lực đối phó việc Bắc Kinh mở rộng hiện diện quân sự, điều mà Washington cho rằng làm xói mòn lợi thế cạnh tranh của họ.
Các chiến dịch điều tàu chiến áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông và đi qua eo biển Đài Loan được nhận định là cách quân đội Mỹ đối phó với tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở những vùng biển này mà không gây ra xung đột quân sự.
Tiêm kích F/A-18E huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay USS Ronald Reagan trong đợt diễn tập chung với tàu sân bay USS Nimitz tại Biển Đông, tháng 7/2020. Ảnh: US Navy.
Mức độ gia tăng hoạt động của chiến hạm Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương dưới thời Trump đặt ra câu hỏi về kế hoạch hành động của chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong lúc Washington muốn tăng cường tiếp cận với các quốc gia trong khu vực để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đang công du châu Á để củng cố quan hệ với các đồng minh. Tàu chiến Mỹ trong những tháng đầu nhiệm kỳ của Biden cũng liên tục thực hiện các chuyến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông và đi qua eo biển Đài Loan.
Khu trục hạm USS John S. McCain và USS Russell của hải quân Mỹ hồi tháng 2 áp sát quần đảo Hoàng Sa và thực thể Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trái phép trên các thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh triển khai nhiều khí tài gồm tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, thiết bị gây nhiễu điện tử ra các đảo nhân tạo, đồng thời cho oanh tạc cơ hạ cánh xuống đây.
Khi được hỏi về hoạt động của chiến hạm Mỹ quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam "mong muốn các nước tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông".
"Hoạt động của tất cả quốc gia trên Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu chung này. Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là thành viên của UNCLOS, Việt Nam tuân thủ các quy định của Công ước, kể cả các quy định liên quan đến hoạt động hàng hải và hàng không trên vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước", bà Hằng nói.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: Google .
Ngoài Biển Đông, eo biển Đài Loan là khu vực chiến hạm Mỹ tăng cường hoạt động những năm qua, bất chấp việc Trung Quốc cho rằng đây là "hành vi khiêu khích". Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần.
Số lần chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan tăng lên từ hai năm cuối nhiệm kỳ của cựu tổng thống Barack Obama, khi chính quyền của ông "xoay trục" sang châu Á sau nhiều năm tập trung vào các cuộc chiến tại Trung Đông.
Trong hai năm đầu nhiệm kỳ Trump, chiến hạm Mỹ chỉ vài lần đi qua eo biển Đài Loan, song số lượt đi qua khu vực này tăng lên 9 vào năm 2019 và 13 vào năm 2020. Chiến hạm Mỹ trong năm nay hai lần đi qua eo biển Đài Loan, lần gần nhất là chuyến quá cảnh của khu trục hạm USS John Finn hôm 10/3.
Trung Quốc tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng 'ba mũi giáp công' Hải quân Trung Quốc liên tục diễn tập Đại sứ Pháp tại Việt Nam nêu lý do Paris điều chiến hạm đi qua Biển Đông Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc diễn tập ở Hoàng Sa Mỹ giảm tuần tra tự do hàng hải năm cuối nhiệm kỳ Trump
Em gái Kim Jong-un cảnh cáo chính quyền Biden Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, lần đầu đề cập đến chính quyền Biden khi cảnh báo Mỹ không gây hấn nếu theo đuổi hòa bình. "Chúng tôi nhân cơ hội này để cảnh báo chính quyền mới của Mỹ, những người đang chật vật tìm cách gieo rắc mùi thuốc súng trên vùng đất của chúng tôi. Nếu muốn ngủ...