Mỹ kêu gọi EU ‘lên tiếng mạnh mẽ’ về tình hình Biển Đông
Liên minh châu Âu (EU) có thể lên tiếng mạnh mẽ hơn về hoạt động xây đắp phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi các giải pháp hoà bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, Reuters dẫn lời kêu gọi từ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama (giữa), bên cạnh Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Mỹ cho rằng EU nên có tiếng nói mạnh mẽ hơn để hỗ trợ Mỹ duy trì an ninh tại Biển Đông – Ảnh: Reuters
Reuters ngày 29.7 gọi đây là “lời khiển trách hiếm hoi” của Mỹ đối với EU, Washington cho rằng khối này có thể tham gia sâu hơn trong việc hỗ trợ Mỹ trong những tranh cãi với Trung Quốc về việc quân sự hóa các cơ sở nhân tạo xây phi pháp trên Biển Đông.
Bà Amy Searight, phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cho rằng “sẽ rất hữu ích nếu EU rõ ràng hơn về việc ủng hộ những nguyên tắc này”.
“Thêm một chút tiếp cận mang khuynh hướng thúc đẩy sẽ khiến mọi thứ tốt hơn, ví dụ ngăn mở rộng việc khai hoang, ngăn quân sự hóa”, bà Amy Searight nói tại cuộc thảo luận về chính sách của Mỹ và EU với Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington ngày 29.7.
Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục leo thang với những hoạt động bồi đắp, quân sự hóa các cơ sở và tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, phía Mỹ đã kêu gọi EU lên tiếng.
Ông Michael Fuchs, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ở khu vực Đông Á, cho biết cần phải giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Mặc dù vậy ông David O’Sullivan, Đại sứ EU tại Mỹ cho biết EU và Mỹ có mục tiêu rất giống nhau, nhưng những tuyên bố như vậy là bước ngoặt cần thận trọng.
“Việc lên tiếng một cách tuyệt đối đôi khi hữu ích và đôi khi phản tác dụng”, Reuters dẫn lời ông O’Sullivan.
Ông O’Sullivan nói EU lo ngại về về an ninh ở Đông Á và đã gia tăng các điều kiện an ninh cho công việc của mình, nhưng điều này phải có giới hạn.
“Điều cuối cùng khu vực này cần là tàu chiến. Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ đóng góp cho sự an ninh trong tương lai của khu vực”, ông O’Sullivan nói thêm.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Trung Quốc rải hệ thống giám sát tàu ngầm đáy Biển Đông
Tình hình Biển Đông có thông tin đáng lo ngại, trong cuộc diễn tập hải quân Trung Quốc đã rải thiết bị giám sát tàu ngầm dưới đáy biển.
Trung Quốc rải thiết bị săn ngầm dưới đáy biển trong cuộc tập trận
Sau khi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Scott Swift, đích thân lên máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon bay trinh sát trên Biển Đông, tình hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục gia tăng căng thẳng.
Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận lớn trên biển Đông từ ngày 22 đến 31-7. Theo truyền thông Trung Quốc, đây là cuộc tập trận đổ bộ lập thể rất lớn của các lực lượng tác chiến trong binh chủng hải quân đánh bộ Trung Quốc, được tổ chức ở đông nam đảo Hải Nam, tức tây bắc Hoàng Sa.
Đây là phương thức đổ bộ liên hợp của tàu đổ bộ cỡ lớn, trực thăng vận tải và các phương tiện vượt sóng cao tốc như tàu đổ bộ đệm khí. Đây cũng là lần đầu tiên tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Zubr của hải quân nước này chính thức công khai xuất hiện trong một cuộc diễn tập.
Tuy nhiên vấn đề đáng chú ý nhất là giới truyền thông Bắc Kinh đưa tin rằng, trong cuộc tập trận này, hải quân Trung Quốc đã tiến hành rải các thiết bị thu âm thanh dưới nước thuộc hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển, trong kế hoạch xây dựng "bức tường thành chống tàu ngầm Mỹ".
Trong cuộc tập trận 10 ngày trên biển Đông, Trung Quốc đã rải các thiết bị săn ngầm dưới đáy biển
Hàng loạt trang mạng "Đông Phương", Thời báo Hoàn Cầu, Chinanews..., của Trung Quốc cũng tung ra một bức ảnh về hình mẫu "Mạng lưới quan trắc dưới đáy biển" Trung Quốc, ám chỉ việc Bắc Kinh đang xây dựng một mô hình hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.
Các chuyên gia quân sự Đại Lục bình luận, việc xây dựng thành công một hệ thống giám sát âm thanh tàu ngầm dưới đáy biển là điều không nhiều cường quốc hải quân trên thế giới làm được, từ trước đến nay mới chỉ có Nga và Mỹ có đủ khả năng xây dựng được hệ thống này.
Thậm chí, có chuyên gia cho rằng, hệ thống này kết hợp với khả năng giám sát của máy bay tuần tiễu săn ngầm "Cao Tân-6" (GX-6) sẽ đưa khả năng trinh sát chống ngầm của Trung Quốc lên "một tầm cao mới", các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ vừa "lò dò" ra khỏi căn cứ trên đảo Guam đã bị phát hiện ngay lập tức.
Mỹ đã triển khai hệ thống giám sát tàu ngầm Liên Xô
Được biết, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc "hệ thống giám sát âm thanh" chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô.
Mô hình đồ họa hoạt động của hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển (Đài Phượng Hoàng-Hồng Kông)
Hải quân Liên Xô cũng từng có những thiết bị dạng này, được rải xuống đáy các khu vực biển gần Liên Xô để ngăn chặn khả năng bị tàu ngầm Mỹ xâm nhập. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chương trình này không rõ có còn được duy trì hay không.
Về phần Mỹ, tuy số lượng các thiết bị cảm biến đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển mạng vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, kết hợp với các thiết bị nghe trộm âm thanh dưới nước thế hệ mới.
Các thiết bị chặn thu âm thanh dạng Robot sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm động cơ thông thường và động cơ hạt nhân của các nước trên thế giới.
Theo Đài phượng Hoàng của Hồng Kông, hệ thống giám sát dưới đáy biển của Trung Quốc có khả năng phát hiện tàu ngầm ở khoảng cách từ vài nghìn đến trên 10.000 km
Hiện Trung Quốc đang sở hữu tới hơn 60 tàu ngầm các loại, trong đó có vài tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược (mang tên lửa đạn đạo) và tàu ngầm hạt nhân tấn công (mang tên lửa hành trình), khoảng 1/3 số tàu ngầm thông thường được coi là tương đối hiện đại.
Sức ép quá lớn từ lực lượng tàu ngầm hùng hậu của hải quân Trung Quốc khiến các nước trên biển Đông và biển Hoa Đông phải đẩy nhanh tốc độ mua sắm trang bị hoặc nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình.
Nguy cơ tiềm ẩn trên Biển Đông và biển Hoa Đông
Hiện nay, Nhật Bản sở hữu hạm đội tàu ngầm thông thường rất mạnh, bao gồm các tàu thuộc lớp tàu ngầm Oyashio thế hệ cũ và các tàu ngầm động cơ AIP thế hệ mới lớp Soryu. Hiện Nhật đã biên chế 6 trong số 14-16 tàu ngầm Soryu dự định đóng cho hải quân nước mình.
Hơn nữa, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng tác chiến chống ngầm rất mạnh, bao gồm hàng trăm chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion của Mỹ và P-1 Kawasaki của Nhật, các trực thăng chống ngầm, tàu hộ vệ chống ngầm và đặc biệt là các tàu đo đạc âm hưởng kiểu Mỹ.
Tàu đo đạc âm hưởng JDS Hibiki (AOS-5201) của Nhật Bản
Những phương tiện tác chiến chống ngầm của Nhật đã nhiều lần phát hiện tàu ngầm Trung Quốc lảng vảng gần lãnh hải nước này, thậm chí còn chỉ đích danh là các tàu ngầm lớp gì. Điều này làm Bắc Kinh lo lắng và buộc phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng lực lượng tác chiến chống ngầm mạnh.
Những quốc gia đông nam Á trên biển Đông tuy nghèo nhưng cũng phải gồng mình mua sắm tàu ngầm. Hiện nay, biển Đông-Trường Sa có sự xuất hiện của những tàu ngầm khá hiện đại, của đủ mọi quốc gia trên thế giới như tàu ngầm Kilo của Nga, Scorpene của Pháp, Acher của Thụy Điển, Chang Bogo của Hàn Quốc...
Hơn nữa, biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và hàng loạt quốc gia ASEAN, bởi vậy, việc Trung Quốc công khai triển khai các phương tiện săn ngầm trên mặt nước sẽ làm phức tạp hơn tình hình vốn đã rất căng thẳng ở vùng biển này.
Hải quân nước này đã âm mưu nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển từ hơn 20 năm qua.
Hệ thống dạng này bao gồm hàng nghìn thiết bị thu nhận âm thanh dạng sonar được rải khắp 1 vùng biển hay các vùng biển trên thế giới, được liên kết bởi hệ thống cáp điện hay cáp quang. Các thông tin thu nhận được sẽ được xử lý và chuyển tới các phương tiện săn ngầm, tiến hành "bắt chết tàu ngầm".
Máy bay tuần tiễu chống ngầm GX-6 của hải quân Trung Quốc
Việc sử dụng các hệ thống thiết bị này để giám sát tàu ngầm vô cùng nham hiểm bởi nó có thể bảo vệ những vùng biển và luồng đường quan trọng chống lại sự xâm nhập của tàu ngầm một cách thường xuyên liên tục, điều mà các phương tiện săn ngầm trên mặt nước không làm được.
Việc Trung Quốc đã phát triển được hệ thống các thiết bị giám sát âm thanh dưới đáy biển, tuy chưa thể triển khai rộng rãi trên các đại dương trên thế giới nhưng ít nhất cũng khiến hải quân nước này đủ khả năng giám sát các tàu ngầm trên biển Đông hay biển Hoa Đông.
Hơn nữa, ngoài việc do các tàu quân sự thả, các hệ thống thiết bị này có thể dễ dàng triển khai trên những con tàu mẹ ngụy trang thành tàu buôn, tàu nghiên cứu khoa học, tàu lặn quan trắc biển, miễn là khu vực đó có những hệ thống cáp điện, cáp quang hay thông tin dân sự, cáp Internet.
Hải quân Trung Quốc có thể mượn các cuộc diễn tập, các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hạng mục đầu tư kinh tế biển... để sử dụng các tàu mặt nước, tàu lặn, rải các thiết bị săn ngầm này xuống các vùng biển khác nhau.
Đây là một vấn đề cần được các nước trong khu vực biển Đông và biển Hoa Đông quan tâm sát sao.
Theo Thiên Nam/Đất Việt
Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh không nên lập ADIZ ở Biển Đông Một học giả hàng đầu của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không nên lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông để giảm sự căng thẳng trong khu vực. Trung Quốc bồi đắp phi pháp đảo nhân tạo ở đá Tư Nghĩa. "Trung Quốc nên tránh đơn phương tuyên bố về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô trong tháng 3

Iran thông báo 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán với Mỹ

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador
Có thể bạn quan tâm

Nếu thuế giảm còn 0%, giá ô tô nhập Mỹ về Việt Nam có thể rẻ hơn cả tỷ đồng
Ôtô
07:23:33 16/04/2025
Tức điên vì chồng ngoại tình nhưng khi nhìn bức ảnh của "tiểu tam", tôi buông tay
Góc tâm tình
07:21:10 16/04/2025
Bùng nổ khi ra mắt trên Steam, tựa game này bất ngờ tụt dốc không phanh, mất 85% người chơi sau hơn tuần
Mọt game
07:19:57 16/04/2025
Người dân có cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?
Tin nổi bật
07:17:27 16/04/2025
Cho vay lãi nặng 360%/năm, gã đàn ông bị bắt khi ép 'con nợ' ký giấy
Pháp luật
07:12:24 16/04/2025
Bé 8 tuổi viết tâm thư "giá như tôi bị ung thư thì tốt biết mấy", nhiều người hoảng hốt: Cha mẹ đã làm gì con vậy?
Netizen
07:05:04 16/04/2025
Loạt nghệ sĩ, hoa hậu quảng cáo "lố": Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng
Sao việt
06:52:16 16/04/2025
Quyền Linh và Mái ấm gia đình Việt: 2 năm đồng hành kết thúc bằng tranh cãi
Tv show
06:49:15 16/04/2025
Sốc: Nam rapper nổi tiếng đột ngột qua đời ở tuổi 36
Sao châu á
06:44:34 16/04/2025
Xe máy điện VinFast: Giải pháp di chuyển "2 trong 1" cho học sinh, sinh viên
Xe máy
06:40:21 16/04/2025