Mỹ: Kẻ đánh cắp máy bay không có bằng phi công
Ngày 11-8, giới chức Mỹ công bố kết quả sơ bộ cuộc điều tra vụ máy bay Q400 bị đánh cắp tại sân bay quốc tế thành phố Seattle. Theo đó đối tượng thực hiện vụ việc là Richard Russell, một kỹ thuật viên được quyền tiếp cận máy bay ở khu bảo dưỡng của Hãng hàng không Horizon Air.
Richard Russell, kẻ đánh cắp máy bay
Hôm 10-8, Russell, 29 tuổi, đã đánh cắp chiếc máy bay 76 chỗ ngồi Q400 tại sân bay Seattle-Tacoma, thành phố Seattle, bang Washington khi chiếc máy bay này đang được bảo trì.
Y đã một mình lái chiếc máy bay không có hành khách trong khoảng 1 giờ, liên tục thực hiện các pha nhào lộn trên không rồi cuối cùng lao xuống đảo Ketron nằm giữa hai thành phố Tacoma và Olympia, khiến máy bay bốc cháy.
Chiếc Q400 do Richard Russell lái một mình
Gary Beck, Tổng Giám đốc Horizon Air cho biết Richard Russell chưa có bằng phi công trong khi việc lái máy bay thương mại lại khá phức tạp. Ông cũng đặt dấu hỏi về cách thức Russell có thể cất cánh và điều khiển chiếc máy bay.
Khói bốc lên từ vị trí máy bay rơi
Video đang HOT
Trong khi đó, giới chức Mỹ đã loại trừ vụ việc trên liên quan đến khủng bố. Theo Giám đốc giám sát hoạt động hàng không tại sân bay Mike Ehl, sau khi nghiên cứu đoạn ghi âm cuộc hội thoại giữa Russell và các nhân viên kiểm soát không lưu, Russell đã bày tỏ sự tuyệt vọng và dường như lấy làm tiếc vì đã có những hành động này. “Tôi chỉ muốn thực hiện một vài thao tác để xem chiếc máy bay này có thể làm gì. Tôi không muốn làm hại ai.”
Các nhân viên kiểm soát không lưu đã nhiều lần cố gắng thuyết phục Russell chuyển hướng đến sân bay quân sự McChord gần đó. Tuy nhiên, đối tượng đánh cắp máy bay lại bày tỏ lo ngại vì không có khả năng hạ cánh và nếu tiếp đất xuống McChord “có thể phá hỏng nhiều thứ”.
Cảnh sát có mặt trên đảo Ketron điều tra vụ việc
Trong đoạn hội thoại cuối cùng, Russell xin lỗi mọi người vì hành động của mình và nói rằng anh ta chỉ là “một kẻ vô dụng đáng bỏ đi”, trước khi lao máy bay xuống đảo Ketron và tử vong.
Theo anninhthudo
Đoạn hội thoại của kẻ cướp máy bay tại Mỹ trước khi lao xuống đảo
Một số đoạn ghi âm thu lại cuộc trò chuyện giữa thợ cơ khí cướp máy bay Q-400 tại sân bay Seattle và nhân viên kiểm soát không lưu đã được công bố sau khi vụ việc xảy ra.
Máy bay Q400 bị đánh cắp trước khi rơi (Ảnh: Twitter)
Vào tối 10/8, thợ cơ khí 29 tuổi làm việc cho một hãng hàng không đã đánh cắp máy bay Q-400 76 chỗ ngồi của hãng Horizon Airlines tại sân bay quốc tế Seattle ở thành phố Seattle, bang Washington trước khi đâm xuống đảo Ketron, cách Seattle 50 km về phía tây nam. Quân đội Mỹ đã triển khai hai máy bay chiến đấu F-15 bám đuổi máy bay bị đánh cắp để tránh không cho máy bay này tiếp cận gần khu vực đông dân cư tại Seattle.
Trang tin Seattle Times đã tiết lộ một số đoạn băng ghi lại cuộc hội thoại giữa thợ cơ khí và một nhân viên trạm kiểm soát không lưu sau khi máy bay bị đánh cắp. Trong đoạn băng ghi âm này, thợ cơ khí được gọi là Rich. Rich dường như rất phấn khích trong lúc nói chuyện.
Theo Seattle Times, nhân viên kiểm soát không lưu đã nói chuyện rất bình tĩnh, dường như không muốn kích động Rich và cố gắng thuyết phục thợ cơ khí này cho máy bay hạ cánh xuống một khu vực nào đó.
"Có một đường băng nằm bên phía tay phải của anh, cách khoảng 1,6km. Đó là McChord", nhân viên kiểm soát không lưu nói, nhắc tới sân bay quân sự tại căn cứ Lewis-McChord.
"Ồ không. Có những người sẽ đối xử thô bạo với tôi nếu tôi hạ cánh xuống đó. Tôi nghĩ tôi cũng sẽ phá hỏng mọi thứ. Tôi không muốn làm điều đó. Họ có lẽ sẽ có thiết bị chặn máy bay", Rich nói.
"Họ không có thứ đó đâu. Chúng tôi chỉ đang tìm một nơi nào đó để anh hạ cánh an toàn thôi", nhân viên kiểm soát không lưu trả lời.
"Tôi không chắc là sẵn sàng hạ cánh. Nhưng tôi phải dừng nhìn vào cột nhiên liệu thôi vì nó đang rút xuống quá nhanh", Rich bắt đầu lo lắng về số nhiên liệu còn lại của máy bay.
Trong khi nhân viên kiểm soát không lưu cố gắng thuyết phục Rich cho máy bay hạ cánh, thợ cơ khí tỏ ra nghi ngờ về việc anh ta có thể sẽ bị bắt vào tù nếu nghe theo đề nghị này.
"Có nhiều người vẫn quan tâm tới tôi. Họ sẽ thất vọng khi nghe tin tôi làm chuyện này. Tôi muốn xin lỗi họ", Rich nói.
Theo tạp chí Aviation Beat, thợ cơ khí 29 tuổi thậm chí còn nói với nhân viên kiểm soát không lưu về việc sẽ thực hiện một cú nhào lộn trên không.
"Tôi nghĩ mình sẽ thực hiện một cú lộn nhào trên không và nếu thành công thì sau đó tôi sẽ cho máy bay đâm thẳng xuống đất. Mọi chuyện kết thúc", Rich nói.
Đoạn hội thoại giữa Rich và nhân viên kiểm soát không lưu diễn ra không lâu trước khi máy bay Q-400 rơi.
"Tôi cảm thấy một trong số các động cơ đã dừng hoạt động hay sao đó", Rich nói.
"Thôi được rồi, Rich. Nếu có thể, anh chỉ cần giữ cho máy bay nằm trên mặt nước. Hãy giữ cho máy bay ổn định và ở tầm thấp", nhân viên kiểm soát không lưu nói.
Lửa bốc lên từ vị trí máy bay rơi trên đảo Ketron (Ảnh: ABC)
Theo thông báo của Cục hàng không liên bang Mỹ, máy bay Q-400 đã rơi vào lúc 21h30. Thông báo của cảnh sát địa phương cho biết kẻ cướp máy bay có thể đã thực hiện vài cú nhào lộn, hoặc do người này không có kỹ thuật điều khiển máy bay, nên dẫn tới việc chiếc Q-400 bị rơi.
Máy bay Q-400 đã rơi xuống khu rừng trên đảo Ketron - nơi có khoảng 12 người sinh sống. Thông tin ban đầu cho thấy thợ cơ khí đã thiệt mạng, ngoài ra không có ai bị thương sau vụ việc. Lính cứu hỏa và cảnh sát đã di chuyển bằng phà tới đảo Ketron để dập lửa và tiến hành điều tra vụ việc.
Cảnh sát hạt Pierce, nơi máy bay rơi xuống, xác nhận đây không phải là một vụ tấn công khủng bố mà kẻ cướp máy bay chỉ tìm cách tự sát. Trong khi đó, hai máy bay F-15 không liên quan tới vụ tai nạn này mà chỉ bám theo ở khoảng cách an toàn.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Máy bay Mỹ bị cướp tại sân bay trước khi đâm xuống đảo Một thợ máy đã đánh cắp một máy bay tại sân bay quốc tế Seattle-Tacoma vào ngày 10/8, buộc hai máy bay quân sự Mỹ phải đuổi theo trước khi máy bay bị cướp đâm xuống một hòn đảo. Máy bay Q400 của Horizon Air (Ảnh: RT) Theo thông báo của giới chức địa phương, một thợ máy làm việc cho "hãng hàng...